8 loại nhiễm trùng nguy hiểm cần cảnh giác khi mang thai
Nội dung bài viết
Một số bệnh truyền nhiễm xảy ra trong thai kỳ chủ yếu ảnh hưởng đến các thai phụ. Tuy nhiên vẫn có một số bệnh khác lại có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Theo sinh lý bình thường, cơ thể chúng ta luôn được bảo vệ liên tục bởi hệ thống miễn dịch trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus.
Để làm được việc này, cơ thể sẽ tạo ra một số lượng kháng thể nhất định, đặc hiệu với từng tác nhân gây bệnh, giúp cơ thể miễn nhiễm với tác nhân đó. Xác suất bị tái nhiễm một lần nữa thường rất thấp. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà cơ thể không thể tạo đủ lượng kháng thể để chống lại vi khuẩn, siêu vi, khi đó các bệnh lý nhiễm trùng sẽ xâm nhập và gây bệnh.
Hệ miễn dịch của bà bầu không thể bảo vệ mẹ khỏi nhiễm trùng thai kỳ?
Khi bà bầu bị nhiễm bệnh, virus và vi khuẩn xâm nhập vào các mô, nhân lên và sản sinh ra các loại độc tố. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến thường do các tác nhân như: Virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, các loại giun hoặc một số loại vi nấm… Tình trạng nhiễm trùng thường trở nên phức tạp hơn khi mang thai, điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.
Khi mang thai, cơ thể mẹ dễ nhiễm khuẩn hơn, lý do đơn giản là vì hệ miễn dịch của mẹ suy yếu. Một nhiễm trùng dù nhẹ khi mang thai lại có thể dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng.
Một số bệnh lây nhiễm nguy hiểm có thể sẽ dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh hoặc gây tử vong cho bà bầu. Vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp phòng bệnh và điều trị kịp thời.
Tại sao khi mang thai lại dễ bị các bệnh truyền nhiễm?
Thai kỳ làm thay đổi các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể cũng như gây xáo trộn nội tiết tố. Những giai đoạn như mới mang thai, lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, gây ra các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các bệnh nhiễm trùng thai kỳ nguy hiểm mà chị em nên chú ý:
1. Viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm phổ biến nhất khi mang thai, ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Nếu bà bầu mắc viêm gan B, việc tuân thủ các biện pháp để bảo vệ thai nhi khỏi lây nhiễm là cực kỳ quan trọng.
Viêm gan B cấp tính là một trong những nguyên nhân gây vàng da thai kỳ. Bệnh lý này lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm bệnh. Viêm gan B gây tăng tỷ lệ tử vong, suy dinh dưỡng và sinh non. Do đó, việc chủng ngừa trước khi mang thai là rất cần thiết.
2. Viêm gan C
Viêm gan C có thể được phát hiện sớm với dấu hiệu đầu tiên là buồn nôn. Tuy nhiên, buồn nôn và nôn lại là dấu hiệu ốm nghén trong giai đoạn đầu thai kỳ, vì thế việc phát hiện bệnh trong giai đoạn sơ nhiễm trở nên khó khăn hơn.
Viêm gan C có thể truyền nhiễm qua các hoạt động y tế hoặc phòng khám nha khoa, nơi có bệnh nhân nhiễm bệnh điều trị mà không phát hiện bệnh lý này. Nếu bà bầu là người lành mang vi khuẩn, khả năng thai nhi bị ảnh hưởng sẽ tăng cao.
3. Nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng đường niệu thường do các loại vi khuẩn từ da, âm đạo hoặc trực tràng xâm nhập vào cơ thể bà bầu qua niệu đạo. Những vi khuẩn này sinh sản và nhân lên trong bàng quang, dẫn đến một số biến chứng. Nếu nặng hơn, vi khuẩn có thể ngược dòng lên đến thận và gây nhiễm trùng thận rất nguy hiểm.
4. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có tỷ lệ mắc khá cao trong thai kỳ. Nguy hiểm hơn là các bệnh STD phần lớn không có triệu chứng. Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh lây qua đường tình dục là chlamydia. Khám thai định kỳ sẽ là biện pháp bảo vệ an toàn nhất cho sức khỏe của các bà bầu để tránh các bệnh STD.
5. Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng thai kỳ có thể gây ảnh hưởng cho cả bà bầu và thai nhi. Có khoảng 95% phụ nữ miễn nhiễm với bệnh này, lí do vì trước đó đã mắc bệnh và khả năng tái nhiễm là rất khó xảy ra.
Nhưng nếu trước đó chưa bị bệnh thủy đậu thì khả năng mắc bệnh trong thai kỳ sẽ tăng lên. Các biến chứng cho em bé có thể khác nhau, nhưng nặng nhất là ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của thai nhi.
6. Herpes sinh dục
Đây là một bệnh lý gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục do virus herpes simplex gây ra. Bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp bộ phận sinh dục với người bị nhiễm bệnh hoặc qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Khi bị nhiễm virus, cơ quan sinh dục sẽ xuất hiện các vết loét hoặc mụn nước gây đau đớn trong giai đoạn đầu. Nếu nhiễm trùng xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất, bệnh có thể được điều trị mà không ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên nếu nhiễm bệnh vào cuối thai kỳ, mổ lấy thai sẽ được ưu tiên để tránh truyền bệnh cho thai nhi.
7. Sởi Đức hoặc Rubella
Sởi Đức hoặc Rubella có các dấu hiệu giống như cúm, chẳng hạn như đau mắt, sốt, sưng hạch bạch huyết… Nếu chị em nhiễm Rubella khi mang thai, bệnh có thể ảnh hưởng đến thị giác và thính giác của bé. Ngoài ra, các dị tật ở não và tim cũng có thể xuất hiện.
8. Liên cầu khuẩn nhóm B
Nhiễm Streptococcus nhóm B rất ít khi xảy ra trong khi mang thai. Nhưng nếu nó xảy ra trong 3 tháng cuối hoặc trong khi sinh nở thì có thể gây ra các biến chứng khác nhau ở em bé. Tốt nhất vẫn là đi khám thai định kỳ để nhận biết sớm tình trạng sức khỏe của mẹ.
Phòng ngừa và điều trị bệnh
Chủng ngừa cho các loại bệnh nhiễm trùng hay gặp trước khi mang thai.
Theo dõi các dấu hiệu và khám thai thường xuyên.
Không quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
Hãy chắc chắn rằng bác sĩ thăm khám không sử dụng dụng cụ y tế đã được sử dụng trên người bị nhiễm bệnh.
Vì hệ miễn dịch của bà bầu bị khá yếu ớt, tốt nhất chị em nên ăn thức ăn đã được nấu chín, uống nước sạch, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với vật nuôi…
Sử dụng kháng sinh thích hợp để bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng thai kỳ.
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy uống nhiều nước. Nếu bệnh kéo dài hơn 2 ngày, tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
Qua bài viết này, các chị em có thể cơ bản định hình được các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ vẫn nên chú ý chăm sóc sức khỏe và có các biện pháp phòng ngừa trước các tác nhân gây bệnh.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.