Tại sao trẻ mút tay?

Trẻ hay mút tay vì đó là bản năng tự nhiên của bé -  Ảnh minh họa: Internet

Trẻ hay mút tay vì đó là bản năng tự nhiên với phản xạ bú sữa. Phản xạ này đã khiến bé cho ngón cái hay các ngón tay khác vào miệng. Theo các chuyên gia, mút tay giúp bé cảm thấy an toàn và đảm bảo. Một số trẻ em thể hiện thói quen này khi chúng muốn được sự dịu dàng che chở, đặc biệt là khi chúng sắp ngủ.

Trẻ hay mút tay từ khi nào?

Giai đoạn 29 tuần trong bụng mẹ, trẻ đã bắt đầu hành động mút tay. Thói quen này tiếp diễn đến khi bé chào đời và có thể tiếp tục tới 2-3 tuổi. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em bỏ thói quen này khi chúng khoảng 6 tháng tuổi.

Mút tay không phải là vấn đề lớn, cha mẹ không nên quan tâm nhiều về điều đó cho tới khi răng vĩnh cửu của con bắt đầu mọc. Thời điểm răng vĩnh viễn của bé bắt đầu xuất hiện, tốt nhất là cha mẹ nên loại bỏ thói quen này nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn hại đến răng lợi. 

8 phương pháp khắc phục thói quen hay mút tay của trẻ

1. Cố gắng giảm số lần bú tay

Khi trẻ hay mút tay, cha mẹ hãy nhắc nhở con giảm hành động này khi ngủ hoặc trước mỗi bữa ăn phụ. Hãy cố gắng và giải thích với bé rằng không nên mút tay ở nơi công cộng vì rất xấu.

2. Cảnh báo về nhiễm trùng

Hãy cảnh báo trẻ em về mầm bệnh nhiễm trên tay và lý do hay mút tay làm cho các mầm bệnh phát tán và gây bệnh. Sự sợ hãi nuốt phải mầm bệnh có hại có thể khiến một số trẻ em từ bỏ thói quen này. 

3. Thử một vài kiểu đầu vú giả

Cho bé ngậm đầu vú giả  sẽ giúp bé loại bỏ thói quen hay mút tay - Ảnh minh họa: Internet

Cha mẹ hãy thử cho bé ngậm một vài kiểu đầu vú giả là các đồ chơi có thể nhai được giúp bé bỏ bú tay. Có thể tìm chọn onlie rất nhiều kiểu đầu vú giả thích hợp.

4. Quan sát để ý khi trẻ em muốn mút tay

Trẻ hay mút tay khi ngủ hay khi xem tivi. Trường hợp khi xem tivi, hãy tắt tivi đi vài phút. Bạn cũng có thể cho bé ngậm đầu vú giả khi ngủ để giúp bé bỏ bú tay.

5. Khen thưởng

Khen thưởng có thể khích lệ bé nỗ lực bỏ thói quen hay mút tay - Ảnh minh họa: Internet

Khen thưởng mỗi khi bé bỏ tay ra khỏi miệng. Gắn giấy khen lên bảng khen ngợi bé hàng giờ khi bé không bú tay. Việc đó rất có ý nghĩa khích lệ giúp bé nỗ lực bỏ bú tay.

6. Tránh sử dụng bao tay

Không nên đi bao che tay để bắt bé bỏ mút tay. Việc này chỉ làm cho bé thêm lo lắng và với các bé đã đủ lớn chúng có thể loại bỏ bao che tay để tiếp tục mút tay. Vì vậy, hãy giúp bé khắc phục thói quen hay mút tay từ từ.

7. Hướng chú ý của trẻ em

Quả cầu thư giãn góp phần giúp bé loại bỏ hành động mút tay- Ảnh minh họa: Internet

Hãy thử hướng sự chú ý của bé mỗi khi nhìn thấy bé cho tay vào miệng. Hãy đưa cho chúng một quả cầu giảm căng thẳng (còn gọi là quả cầu thư giãn) khi chúng bú tay do lo lắng. Khi bé bú tay do buồn chán, hãy giúp bé chơi vẽ hình hay tô màu, hoặc chơi với đồ chơi.

8. Hãy kiên trì

Xin nhớ rằng, mút tay là thói quen phổ biến ở trẻ em. Phần lớn trẻ em sẽ bỏ thói quen mút tay khi chúng lớn lên. Vì vậy, hãy kiên nhẫn một chút và đợi đến khi con không còn thói quen này.

Mút tay có thể giúp trẻ em yên tâm và dễ chịu trong giai đoạn đầu đời. Song, nó sẽ phát sinh một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến răng miệng, đặc biệt đối với các bé mút tay mạnh và quá nhiều.

Trẻ hay mút tay sẽ bị ảnh hưởng gì?

Thói quen hay mút tay của trẻ có thể dẫn đến những nguy cơ như:

  • Sai lệch cằm khi trẻ trưởng thành
  • Làm hỏng khuôn hình hàm răng
  • Răng mọc không bình thường khiến cắn nhai không bình thường
  • Nói ngọng vì thay đổi khẩu hình bởi sai lệch xương hàm
  • Biến đổi vòm miệng
  • Dị hình xương ngón tay
  • Phát tán mầm bệnh

Trẻ hay mút tay là hiện tượng tự nhiên, cha mẹ không cần phải quá bận tâm trừ khi bé thực hiện quá nhiều. Tuy nhiên, để có thể loại bỏ thói quen này ở trẻ, phụ huynh có thể hãy áp dụng các mẹo trên đây.

Nguồn: https://www.stylecraze.com/articles/wonderful-remedies-to-stop-thumb-sucking-habits-in-children/