7 vị trí huyệt đạo cần massage giúp giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi cho bé
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu chưa ổn định, dễ mắc các bệnh đường ruột như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy… Thậm chí bé còn mất cảm giác ngon miệng dẫn tới tình trạng chán ăn, bỏ bữa…
Trên thực tế hệ thống đường ruột phải làm việc liên tục, tạo ra luồng khí lớn ứ đọng lại trong bụng, đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi.
Mách mẹ các cách massage hiệu quả, có tác dụng giảm tạo thành khí và thư giãn cho dạ dày của bé.
1. Massage ngón tay cái, lòng bàn tay phía dưới ngón cái
Thao tác ở 2 vị trí đều có liên quan đến lá lách, dạ dày và cảm xúc của trẻ. Mẹ có thể thực hiện massage cho bé bằng cách giữ ngón tay cái và ấn nhẹ. Massage ngón cái nhẹ nhàng, lặp lại quá trình này 3-4 lần từ 100-200 nhịp.
2. Massage lòng bàn tay
Chà xát lòng bàn tay mẹ nhẹ nhàng bằng chuyển động quay lòng bàn tay của bé. Bài tập này làm giảm buồn nôn, căng thẳng và táo bón.
3. Massage từng ngón tay
Sử dụng ngón cái, bắt đầu ở góc giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái, day đều từ đây dọc theo ngón tay trỏ. Khi đã đến đầu ngón tay, mẹ hãy lặp lại động tác từ đầu và thao tác tương tự với những ngón tay còn lại từ 3-5 lần.
4. Massage toàn phần lưng
Mẹ hãy nhẹ nhàng đặt tay lên lưng bé, thao tác di chuyển 5 đầu ngón tay trên lưng dọc theo xương sống sau đó là toàn bộ phần lưng của trẻ. Lặp lại động tác từ 5-10 lần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Massage ngón tay cái, lòng bàn tay phía dưới ngón cái
5. Massage bụng
Để trẻ không bị đầy hơi, khó tiêu mẹ có thể massage bằng cách chà lòng bàn tay vào bụng trẻ theo vòng tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút để kích thích nhu động ruột, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.
6. Massage sống lưng, cánh tay
Nếu cơ thể bé thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc, cơ thể suy nhược mẹ nên chú ý vì rất có thể bé gặp vấn đề về dạ dày. Mẹ nên thực hiện các bước massage theo những vị trí như sống lưng hoặc cánh tay cho bé.
Một trong những cách đơn giản nhất là mẹ dùng 3 ngón tay massage dọc theo sống lưng trẻ, lặp lại hành động khoảng 5 lần để bé được thư giãn.
Mẹ hãy thực hiện các bước tương tự với cánh tay của bé, từ khuỷu tay tới cổ tay khoảng 100 lần.
7. Massage vùng rốn
Massage vùng rốn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, nhẹ nhàng chà xát rốn của bé khoảng 100 lần.
Có rất nhiều cách massage cho bé vừa thư giãn vừa tốt cho hệ tiêu hóa mẹ nên thực hiện từ 5-10 phút mỗi ngày. Phương pháp này nhằm hỗ trợ bé ăn ngon, hấp thụ chất dinh dưỡng cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ, giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột.
Lời khuyên cho mẹ khi massage cho bé:
- Đảm bảo rằng móng tay mẹ đã được cắt ngắn và sạch sẽ, không đeo nhẫn, vòng tay và các loại trang sức khác có thể gây thương tích, xây xước cho bé.
- Thực hiện thao tác nhẹ nhàng, không nên xoa bóp hay có những động tác quá mạnh.
- Tốt nhất là sử dụng các loại tinh dầu không mùi, các loại dầu tự nhiên như dầu ô liu để xoa bóp cho bé. Mẹ nên tránh massage vào các ngón tay và lòng bàn tay bởi vì trẻ sơ sinh có xu hướng đưa chúng vào mắt hoặc miệng.
- Tuyệt đối không massage cho bé ngay sau khi ăn hay bé vừa ốm dậy.
Lưu ý: Nếu mẹ không nắm vững phương pháp massage cho bé hãy tham khảo bí quyết chăm sóc trẻ và sự hướng dẫn của chuyên gia.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...