Tuổi thọ của hầu hết các tủ lạnh là hơn 5 năm, nhưng nếu được bảo dưỡng tốt thì có thể sử dụng tới 10 năm trở lên. Tuy nhiên, cũng có một số xảy ra sự cố hỏng hóc dù mới sử dụng thời gian ngắn. Nguyên nhân khiến tủ lạnh xuống cấp trước tuổi thọ không chỉ do lỗi kỹ thuật mà còn đến từ hành vi của người dùng. Hãy xem bạn có mắc phải những hành vi này không.

1. Đặt nhiệt độ trong tủ lạnh quá cao

Nhiệt độ tối ưu của tủ lạnh là từ 0-4 độ C, vì nếu cao hơn mức này thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng, làm giảm độ tươi của thực phẩm hoặc cũng có thể sinh ra nấm mốc. Đối với tủ đông, nhiệt độ tối ưu là -18 độ C.

 Nhiệt độ tối ưu của tủ lạnh là từ 0-4 độ C. Nguồn: Internet 

2. Đặt tủ lạnh quá sát tường

Tủ lạnh làm mát thông qua vỏ máy nén ở phía sau. Do đó, để tủ lạnh thoát nhiệt tốt bạn không nên đặt tủ lạnh quá sát tường. Khoảng cách tối ưu giữa tủ lạnh và tường là 15 cm trở lên.

3. Đặt gần nguồn nhiệt

Không nên đặt tủ lạnh ở các nơi có nguồn nhiệt cao như: tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, bếp gas, nồi cơm điện, chảo điện hay bất kỳ thiết bị nào khác tạo ra nhiệt vì sẽ ảnh ưởng đến quá trình làm lạnh của tủ lạnh. Nó cũng khiến tủ lạnh phải hoạt động vất vả hơn và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

4. Cho thức ăn nóng vào tủ lạnh

Để thực phẩm nóng ở trong tủ lạnh có thể khiến nhiệt độ bên trong tủ cao hơn mức nhiệt cần thiết ảnh hưởng đến quá trình bảo quản. Từ đó, thực phẩm có thể bị ôi thiu, biến chất do tủ không đủ lạnh. Mặt khác, việc đột ngột cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh có thể dẫn đến thực phẩm đó bị "sốc nhiệt". Từ đây các loại vi khuẩn gây hại sẽ thuận lợi sinh sôi, phát triển, làm thực phẩm bị nhiễm bẩn và ôi thiu. Rất không an toàn nếu bạn ăn các loại đồ ăn này, về lâu dài rất hại cho sức khỏe.

 Cho thức ăn nóng về lâu dài rất hại cho sức khỏe.Nguồn: Internet 

Một điểm nữa là khi mang đồ nóng vào tủ lạnh sẽ khiến máy nén phải hoạt động nhiều hơn để cân bằng lại nhiệt độ bên trong tủ, khiến tuổi thọ làm việc của hệ thống nội bộ bị rút ngắn. 

5. Không có khay bảo quản thực phẩm

Thực phẩm tươi sống như thịt tươi hoặc rau, ngay cả khi nó được đựng trong khay xốp có bọc nhựa thì vẫn phải có khay riêng khi để trong tủ lạnh. Vì bụi bẩn và hóa chất bám trên bao bì có thể làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác và làm ố tủ lạnh.  

6. Để quá nhiều thực phẩm bên trong

Tủ lạnh quá chật đến mức không còn kẽ hở sẽ khiến hơi lạnh không được lưu thông dẫn đến tình trạng nhiệt độ của tủ lạnh không ổn định. Khi nhiệt độ bên trong tủ không ổn định thì thực phẩm cũng khó lòng bảo quản cho được tốt. Ngoài ra, cửa trên ngăn đá cũng không nên chứa quá nhiều thực phẩm hay chai nước. Nếu cửa tủ lạnh chứa trọng lượng thực phẩm quá lớn sẽ làm cho cửa tủ lạnh bị hư hỏng và có thể làm hỏng gioăng cao su.
7. Để trống tủ lạnh

Đúng là bảo quản nhiều đồ trong tủ lạnh là không phù hợp nhưng để tủ quá trống cũng không tốt. Để tủ lạnh trống sẽ khiến việc trao đổi khí lạnh diễn ra kém hơn. Hệ thống máy nén sẽ phải làm việc liên tục nên điện năng sẽ tăng cao. Nếu bạn không có thực phẩm để bảo quản, ngăn đông bạn có thể làm thêm đá, để thêm nước mát. Điều này sẽ giúp cho không khí lạnh trao đổi tốt hơn giữa các thực phẩm. Hãy mua nhiều loại thực phẩm, rau củ về để vừa đầy đủ lạnh của bạn. Đây mới là cách tận dụng tài nguyên tủ lạnh đồng thời cũng giúp tiết kiệm điện năng tốt nhất.