Khi bạn bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất chất lỏng và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Điều này gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể và kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, suy nhược thể chất, đau bụng.

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy như nhiễm trùng do ký sinh trùng hoặc virus gây kích ứng đường ruột. Chính điều này sẽ dẫn đến hiện tượng đi tiêu thường xuyên, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, khát nước, sốt,… Theo Boldsky, dưới đây là những loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe, đặc biệt người bị tiêu chảy.

Trà hoa cúc

Uống trà cúc nhiều lần trong cúc trong ngày để điều trị tiêu chảy hữu hiệu. Ảnh minh họa: Internet

Trà hoa cúc được coi là một trong những loại trà tốt nhất trong việc điều trị bệnh tiêu chảy. Nó có đặc tính kháng viêm, chống co thắt, giảm đau bụng hữu hiệu.

Cách làm: Lấy 1 muỗng cà phê trà hoa cúc, lá bạc hà rồi cho vào một cốc nước ấm và ngâm trong 10 phút. Bạn có thể uống loại trà này nhiều lần trong ngày.

Trà quế

Quế có khả năng chống viêm, giúp kiểm soát sự đi tiêu và hoàn toàn không gây kích ứng đường ruột. Do đó, quế là một trong những loại trà thảo mộc dùng để điều trị tiêu chảy.

Cách làm: Cho 1 thìa bột quế (hoặc 2 cây quế nhỏ) vào ly nước sôi và ngâm trong 10 phút. Sau đó, thêm một 1 túi trà đen vào cùng và đợi thêm 2 phút. Cuối cùng lấy túi trà, vớt bớt phần bột quế bên trên ra và thưởng thức. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống trà quế 2 lần/ngày và những người có tiền sử dị ứng với quế nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Trà thì là

Trà thì là chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị tiêu chảy hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Trà thì không chỉ giàu chất chống oxy hóa mà còn có thể hỗ trợ tiêu hóa và giúp dạ dày chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, nó còn là phương thuốc thiên nhiên điều trị tiêu chảy, đầy hơi và tăng cường hệ thống miễn dịch. Các đặc tính này có được là nhờ vào sự hiện diện của kali có nhiều trong hạt thì là. Kali là hoạt chất giúp điều chỉnh mức độ điện giải cơ thể và ngăn ngừa sự khó chịu do mất nước.

Cách làm: Thêm 1 thìa hạt thì là vào 1 cốc nước sôi và chờ trong 10 phút. Để kết quả trị bệnh được tốt hơn, bạn nên duy trì uống 2 cốc trà thì là mỗi ngày.

Trà xanh

Trà xanh có chứa tannin, nó hoạt động như chất làm săn niêm mạc ruột, cầm tiêu chảy. Thời điểm tốt nhất để uống trà xanh là khoảng thời gian giữa các bữa ăn và tránh uống vào tối muộn để giảm tác dụng phụ của caffein.

Cách làm: Lấy một thìa trà xanh hoặc sử dụng trà túi lọc và cho vào cốc nước sôi. Uống ngay khi còn ấm để trà phát huy tác dụng.

Trà bạc hà

Trà bạc hà có thể cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Ảnh minh họa: Internet

Trà bạc hà thường được gọi là “thần dược” điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường ruột, dạ dày bao gồm tiêu chảy, đầy hơi và thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, bạc hà còn có thể cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Cách làm: Đun sôi một cốc nước rồi thêm vào một ít lá bạc hà tươi. Uống loại trà này 3 lần mỗi ngày để làm dịu các triệu chứng tiêu chảy.

Trà gừng

Gừng có đặc tính giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm và giúp chữa lành các bệnh liên quan đến dạ dày. Uống trà gừng không chỉ làm ấm cơ thể mà còn bổ sung chất lỏng bị mất đi trong thời gian bị tiêu chảy.

Cách làm: Gừng tươi thái lát, đem giã nát rồi cho vào một cốc nước sôi, đợi trong 5 phút. Bạn có thể cho vào 1 thìa cà phê mật ong nếu như không quen mùi hăng của gừng.

Trà vỏ cam

Vỏ cam rất giàu pectin, chúng giúp hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn hoặc probiotic trong ruột, từ đó duy trì hệ đường ruột khỏe mạnh hơn.

Cách làm trà vỏ cam cũng tương tự như trà gừng. Bạn chỉ cần thêm cắt nhỏ vỏ cam rồi thêm vào cốc nước sôi, đợi trong 10 phút là có thể thưởng thức ngay.