Khoa học đã chứng minh những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có xu hướng tham gia tích cực các hoạt động ở trường, có mối quan hệ tốt hơn, đạt điểm cao hơn.

Khi trưởng thành, những bé có EQ cao cũng có xu hướng tạo dựng được các mối quan hệ chất lượng, sức khoẻ tinh thần được cải thiện và sống tích cực hơn.

May mắn, EQ có thể được thay đổi nếu được trau dồi kỹ năng thường xuyên. Trẻ rất cần môi trường nơi chúng có thể cảm thấy thoải mái thể hiện thế giới nội tâm của mình.

Một số chuyên gia tin rằng nếu trẻ có thói quen thường nhật dưới đây sẽ sở hữu EQ cao:

1. Trẻ sử dụng đúng từ ngữ biểu đạt cảm xúc của mình

Trẻ có chỉ số EQ cao có khả năng nhận biết và gọi tên chính xác cảm xúc bằng lời nói. Ví dụ như trẻ có thể nói 'con cảm thấy buồn, con không thể đi chơi cùng bạn bè', 'con cảm thấy rất phấn khích khi có một chiếc xe đạp mới', hoặc 'con cảm thấy tức giận', 'con cảm thấy sợ hãi khi bố về muộn'...

2. Con dễ dàng nhận ra cảm xúc của người khác

Trẻ có chỉ số EQ cao có thể cảm nhận chính xác cảm giác của người khác. Trước khi có thể đồng cảm với ai đó, bạn cần có khả năng đọc được cảm xúc của họ. Ví dụ như 'cô ấy đang cười, con cá là cô ấy đang hạnh phúc', 'bạn ấy nằm gục xuống, có lẽ bạn ấy rất mệt mỏi' hoặc 'bạn ấy khóc, có lẽ con nên giúp đỡ để bạn bớt buồn'...

3. Con có thói quen nhìn nhận từ quan điểm của người khác

Trẻ có chỉ số EQ cao có thể đi vừa 'đôi giày' của người khác, cảm nhận những gì họ đang trải qua và nhìn thế giới từ quan điểm của họ.

Khi trẻ có thể đứng trên lập trường của người khác mà nhìn nhận chứng tỏ trẻ có khả năng nắm bắt, đồng cảm cũng như xử lý xung đột một cách hoà bình. Đây là thói quen tốt cần cho cuộc sống trong tương lai. Trẻ sẽ ít phán xét người khác, nhận biết được giá trị của sự khác biệt, lên tiếng cho những người bị hại, an ủi hỗ trợ người gặp khó khăn.

Trẻ có EQ cao dễ nhận ra cảm xúc của người khác.

Trẻ có chỉ số EQ cao thường có xu hướng quan tâm đến người khác nhiều hơn và tìm mọi cách giúp đỡ nếu có thể. Thói quen giúp đỡ người khác cũng bao gồm làm việc nhà giúp bố mẹ, quyên góp giúp đỡ người kém may mắn hơn.4. Con hay giúp đỡ mọi người

5. Con biết quản lý cảm xúc của bản thân

Trẻ có chỉ số EQ cao có khả năng điều chỉnh cảm xúc tốt hơn theo những cách hiệu quả hơn, không để cảm xúc vượt quá tầm kiểm soát.

Trẻ biết cách sử dụng một số phương pháp đơn giản đã được hướng dẫn trước để kiểm soát cảm xúc. Ví dụ như khi tức giận, trẻ sẽ hít thở sâu, nghỉ ngơi, chơi trò chơi yêu thích.

Những trẻ EQ cao có xu hướng ít phản ứng và bốc đồng so với các bạn cùng trang lứa. Trẻ có thể tạm dừng trước khi hành động theo cảm xúc tiêu cực, bởi trẻ có thể nhận ra cảm xúc của bản thân như vui, buồm, tức giận, sợ hãi ... và hiểu nhu cầu của bản thân vào lúc đó.

6. Con cảm thấy dễ chịu khi nói “không”

Trẻ có EQ cao có nhiều khả năng thiết lập và thực thi các ranh giới cá nhân. Trẻ sẵn lòng nói “không” để từ chối, duy trì giới hạn hợp lý.

7. Con thể hiện lòng biết ơn

Trẻ có EQ cao biết cách thể hiện lòng biết ơn với những gì trẻ đang có. Trẻ sẽ không nói lời cảm ơn theo phản xạ vì tính lịch sự mà hiểu tại sao bản thân làm như vậy.