Sảy thai là hiện tượng thai bị sảy tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra do thai nhi không phát triển bình thường trong suốt thai kỳ. Khoảng 50% phụ nữ sảy thai có liên quan đến nhiễm sắc thể thừa hoặc thiếu.

Thông thường, vấn đề về nhiễm sắc thể là do các lỗi tình cờ xảy ra khi phôi phân chia và phát triển, không liên quan đến gen di truyền từ cha mẹ. Trong một số trường hợp, tình trạng sức khỏe của người mẹ có thể dẫn đến sảy thai như mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát, nhiễm trùng, gặp vấn đề về nội tiết tố, cổ tử cung, mắc bệnh tuyến giáp. Dưới đây là 7 dấu hiệu cảnh báo sảy thai.

Một số dấu hiệu bất thường khi mang thai có thể cảnh báo sảy thai. Ảnh: Freepik 

Hormone HCG không tăng hoặc giảm

Trong thời kỳ đầu mang thai, các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hormone HCG (hormone sản xuất từ nhau thai) trong nhiều ngày. Xét nghiệm được thực hiện nhằm xác định nồng độ HCG có tăng hay không. Thực tế, đa số mẹ bầu đều có nồng độ HCG tăng gấp đôi sau 2-3 ngày trong thời gian đầu của tam cá nguyệt thứ nhất.

Nếu mức độ hormone HCG thấp sau lần kiểm tra đầu tiên, đây có thể là dấu hiệu thông báo nữ giới đang mang thai. Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone này sẽ tiếp tục tăng. Nếu nồng độ hCG không tăng hoặc giảm, đây có thể là dấu hiệu sảy thai.

Chảy máu khi mang thai

Đây là dấu hiệu khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Nếu bị chảy máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, phụ nữ nên đi khám, gọi bác sĩ để được tư vấn. Theo các chuyên gia, ra máu có thể là một triệu chứng cảnh báo sảy thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chảy máu không nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Khi mang thai, lượng máu đến cổ tử cung của mẹ sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, âm đạo có thể ra máu sau khi quan hệ tình dục hoặc đi khám vùng kín. Ở phụ nữ mang thai, ectopy cổ tử cung (phần nhô ra lành tính của phần bên trong vào bên ngoài cổ tử cung) có thể gây chảy máu. Điều này cũng xảy ra khi nhau thai làm tổ ở tử cung.

Chuột rút kèm đau bụng

Tương tự hiện tượng ra máu, phụ nữ mang thai có thể bị chuột rút. Đây là dấu hiệu của thai kỳ những thai kỳ bình thường. Chuột rút xuất hiện do nhau thai làm tổ trong tử cung. Triệu chứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Nếu mẹ bầu bị chuột rút nặng, đau bụng dưới, đau lưng kèm theo chảy máu, cần đến bệnh viện gần nhất để khám. Đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

Mất triệu chứng mang thai

Các triệu chứng mang thai thường thay đổi trong thời kỳ đầu mang thai hoặc biến mất là điều bình thường. Mẹ bầu mất các triệu chứng mang thai như căng tức ngực, đầy hơi, thay đổi tâm trạng, thèm ăn không nên quá lo lắng. Nếu thai nhi phát triển đến tuần thứ 12, các triệu chứng mang thai sẽ mất dần. Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào khi mang thai, nữ giới cần đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn.

Trong nhiều trường hợp, ngày ước tính chỉ đơn giản là không chính xác, và em bé không ở đâu xa như bạn có thể đã nghi ngờ. Mặc dù bạn có thể khó chịu khi được yêu cầu quay lại sau để kiểm tra lại, nhưng bạn không nên cho rằng điều tồi tệ nhất. Cuối cùng, tất cả những gì có thể được yêu cầu là tính toán lại ngày đến hạn.

Dọa sảy thai

Đây là thuật ngữ chỉ một trường hợp phụ nữ mang thai bị chảy máu, cổ tử cung đóng, siêu âm cho thấy tim thai của em bé vẫn bình thường. Dọa sảy thai xảy ra ở khoảng 20% trường hợp mang thai trước 20 tuần.

Không ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh. Phụ nữ mang thai không ốm nghén, có triệu chứng nôn hoặc buồn nôn có thể cảm thấy lo lắng.

Kết quả siêu âm bất thường

Trong một số trường hợp khi siêu âm thai nhi không có nhịp tim thai, ngôi thai bất thường hoặc các phép đo không khớp với ngày dự sinh.