6 việc ai cũng cố làm để khỏe mạnh hơn, thực chất lại đang phá hủy cơ thể mỗi ngày
1. Làm sạch và thải độc đường ruột
Hiện nay, nhiều người tìm mọi cách để làm sạch và thải độc đường ruột, cho rằng đây là phương pháp lành mạnh, giúp bảo vệ sức khỏe. Một trong số những cách thải độc là nhịn ăn hoặc uống một số thực phẩm tăng cường sức khỏe và các sản phẩm làm sạch ruột.
Việc nhịn ăn kéo dài có thể khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng cơ bản, thậm chí đối với một số bệnh nhân suy nhược cơ thể hoặc mắc các bệnh lý tiềm ẩn khác, nó có thể mang đến những nguy hại lớn cho sức khỏe.
Cách uống các sản phẩm “giải độc” để làm sạch đường ruột thì lại càng không đáng tin cậy. Thực tế, lý do nhiều sản phẩm có tác dụng thúc đẩy đại tiện tức thì là do chúng có thêm thành phần giúp “nhuận tràng”, đặc biệt thuốc nhuận tràng anthraquinone rất phổ biến, giúp giảm táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng những loại thuốc như vậy có thể khiến niêm mạc ruột bị sạm đen, tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng nếu dùng trong thời gian dài.
Đường ruột của chúng ta có một hệ sinh thái hoàn chỉnh, do đó muốn bảo vệ hệ sinh thái này cần chú ý bổ sung nhiều chất xơ, không uống rượu bia, không lạm dụng thuốc kháng sinh, đồng thời phải tăng cường vận động…
2. Chế độ ăn kiêng đếm calo
Đây là một trong những phương pháp mà nhiều người giảm cân thường làm. Logic của việc này là: chỉ cần giảm lượng calo nạp vào thì có thể giảm cân. Tuy nhiên, trên thực tế, cách ăn uống tính calo, ngoài việc mang thêm gánh nặng tâm lý, lượng calo của các thực phẩm nạp vào là không giống nhau, và tốc độ tiêu thụ calo có liên quan chặt chẽ đến loại thực phẩm ăn vào, mức độ trao đổi chất của cá nhân và sức khỏe của hệ vi khuẩn đường ruột.
Do đó, một chế độ ăn kiêng đếm calo nghiêm ngặt có thể không thực sự cải thiện tình trạng béo phì, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dẫn đến mất cơ. Hạn chế quá mức lượng calo, thiếu chất dinh dưỡng, khiến cơ thể mệt mỏi, gây loãng xương, thậm chí giảm khả năng sinh sản ở nữ giới.
Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng, kế hoạch duy trì cân nặng lành mạnh là: chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, tuân thủ tập luyện lâu dài, ngủ đủ giấc và được hướng dẫn y tế phù hợp.
3. Tắm đều đặn mỗi ngày
Đây dường như là một thói quen vệ sinh tốt để giữ sạch cơ thể, nhiều người cũng tuân thủ thói quen này vào mùa đông. Tuy nhiên, khi tắm rửa bằng xà bông hoặc sữa tắm hàng ngày, lớp dầu được tiết ra trên da sẽ bị rửa trôi quá mức, da dễ bị khô, hàng rào miễn dịch bị suy yếu, lâu dần còn tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra một số loại sữa tắm có chức năng diệt khuẩn, nếu sử dụng hàng ngày, chất diệt khuẩn trong sữa tắm sẽ tiêu diệt “vi khuẩn tốt” trên da và sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Lời khuyên khoa học là: Tần suất tắm 4 lần/tuần là tốt nhất.
4. Chế độ ăn quá ít chất béo
Chúng ta thường cho rằng, chế độ ăn uống lành mạnh cần chú ý đến chế độ ăn ít chất béo, nhưng điều này không có nghĩa là bỏ hoàn toàn chất béo trong chế độ ăn, cơ thể vẫn cần chất béo để xây dựng mô thần kinh và hormone, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm. Chất béo còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin A, D, E và K từ các loại thực phẩm bạn ăn vào.
Chế độ ăn kiêng ít chất béo đúng là chú ý đến lượng chất béo bão hòa và axit béo chuyển hóa. Đối với axit béo không bão hòa tương đối lành mạnh, kết hợp với đạm chất lượng cao, ăn điều độ sẽ có lợi lớn đối với sức khỏe. Các loại thực phẩm như bơ, các loại hạt, dầu ôliu, cá biển sâu… là những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng lipid tốt cho sức khỏe và nên được giữ trong chế độ ăn uống.
5. Đánh răng ngay sau bữa ăn
Sức khỏe răng miệng rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Có một hàm răng khỏe mạnh không chỉ giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt mà các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng có mối tương quan nhất định giữa sức khỏe răng miệng và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, đánh răng thường xuyên thực sự là một thói quen lành mạnh.
Tuy nhiên, một số người thích đánh răng ngay sau bữa ăn, thực ra đây không phải là thời điểm tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để đánh răng là một tiếng sau khi ăn, đặc biệt là sau khi chúng ta ăn thức ăn có tính axit hoặc uống nước soda và đồ uống có ga, cần có thời gian để men răng cứng lại trước khi đánh răng, cố gắng tránh nguy cơ tổn thương men răng khi đánh răng ngay lập tức.
6. Uống bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa
Nhiều người thích uống thực phẩm chức năng để tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin tổng hợp và một số chất chống oxy hóa là những dạng thực phẩm chức năng thông thường. Nhưng trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu liên quan cho đến nay đều chỉ ra rằng việc uống thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất này không mang lại lợi ích giảm nguy cơ tim mạch, ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nếu vượt quá giới hạn cho phép, việc bổ sung quá mức lâu dài một số chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, vitamin E… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, đối với vitamin và các chất dinh dưỡng chống oxy hóa, nếu cơ thể thực sự thiếu thì có thể bổ sung điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ có lợi ích cho sức khỏe, còn nếu tự ý sử dụng thì không nên.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....