Cháo cua là một trong những món ăn bổ dưỡng dành cho bé, đặc biệt là tuổi ăn dặm. Tuy nhiên nấu cháo cua như thế nào để giúp bé ăn ngon miệng và đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ thì mẹ hãy tham khảo hướng dẫn cách nấu cháo cua cho bé đúng chuẩn dưới đây! 

Thịt cua giàu canxi cùng rất nhiều dưỡng chất quan trọng khác như omega -3, magie, kali, kẽm,...giúp bé phát triển hệ xương, răng chắc khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của cơ thể. 

1. Mẹ nên cho bé ăn cháo hải sản khi nào?

Theo lời khuyên của Viện dinh dưỡng quốc gia, bé bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm là có thể ăn được hải sản (cua, tôm, cá). Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi của bé để mẹ cân đối hàm lượng cua hợp lý:

Thịt cua giàu canxi cùng rất nhiều dưỡng chất quan trọng khác như omega -3, magie, kali, kẽm,...giúp bé phát triển hệ xương, răng chắc khỏe  - Ảnh minh họa: Internet
  • Bé từ 7-1 năm tuổi: Bé có thể ăn tối thiểu 3-4 bữa/tuần, có thể ăn mỗi ngày 1 bữa với khoảng 20-30gr thịt cua, cá, tôm (đã bóc vỏ, bỏ xương). 
  • Bé từ 1-3 tuổi: Mẹ có thể nấu cháo cua hoặc cháo hải sản khác mỗi ngày 1 bữa với hàm lượng 30-40gr thịt hải sản/ngày.
  • Bé 4 tuổi trở lên: Mỗi ngày bé có thể ăn 1-2 bữa thịt hải sản, 50-60gr/bữa. 

2. Cách nấu cháo cua cho bé thơm ngon, bổ dưỡng, chống còi xương

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn bé từ 7-12 tháng tuổi, mẹ nên sử dụng cua đồng để nấu cháo cho bé vì ít gây dị ứng hơn. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể dùng cua biển để nấu cháo vì sức đề kháng của bé đã tốt hơn. 

Trước hết mẹ cần phải biết cách làm sạch cua, lấy nguyên liệu cần thiết để nấu cháo cho bé.

Nếu mẹ sử dụng cua đồng:

  • Đầu tiên, mẹ cần phải rửa sạch cua,  ngâm cua ít nhất  10-15 phút trước khi nấu
  • Để ráo nước và tách bỏ mai cua, mẹ lấy phần chứa thịt cua cho vào một ít nước sạch, bỏ thêm một thìa muối vào ngâm thêm 15 phút để làm thật sạch ký sinh hoặc đất bùn.
  • Sau đó vớt cua ra cho ráo nước, cậy phần gạch để riêng ra bát
  • Cho cua vào máy xay nhuyễn, thêm một ít nước sạch vào hòa đều, chắt lấy nước, bỏ bã.
  • Cuối cùng, mẹ phi thơm một chút hành khô và cho gạch cua đảo đều.
Mẹ có thể sử dụng của đồng hoặ của biển để nấu cháo cho bé đều được - Ảnh minh họa: Internet

Nếu mẹ sử dụng cua biển:

  • Đầu tiên, mẹ nên buộc chặt chân cua hoặc làm cua chết để dễ dàng làm sạch.
  • Mẹ nên sử dụng bàn chải để cọ sạch phần đất bẩn bám vào kẽ hóc của con cua.
  • Tiến hành hấp cua từ 10-15 phút cho cua chín và chuyển sang màu cam.
  • Vớt cua để nguội, sau đó dùng kẹp để tách lấy phần thịt cua.
  • Phần gạch của mẹ có thể dùng cho gia đình ăn, chỉ nên lấy phần thịt cua nấu cháo cho bé.

2.1 Cháo cua biển + bí đỏ

Chuẩn bị: Bí đỏ 50gr, nước cua đồng đã lọc kỹ, gạch cua đồng, 100gr cháo trắng

Thực hiện:

  • Bí đỏ thái nhỏ, cắt thành từng miếng hạt lựu hấp hoặc luộc chín. Mẹ dùng thìa ép nhuyễn bí đỏ.
  • Đun sôi nước cua đồng đã lọc, mẹ không nên để lửa quá to kẻo trào bếp. Sau đó đổ nước cua ra một cái bát.
Cháo cua biển + bí đỏ rất bổ dưỡng cho bé - Ảnh minh họa: Internet
  • Tiếp tục cho  gạch cua và cháo trắng vào nồi, đổ bát nước cua vào cùng nấu thêm vài phút, cháo sôi thì cho phần bí đỏ vào đến khi cháo đặc sền sệt là được.
  • Tắt bếp, cho thêm một ít dầu ăn vào cháo khuấy đều, mẹ có thể thêm một ít lá gia vị cho thơm cháo nếu bé thích

2.2 Cháo cua + khoai mỡ

Chuẩn bị:

30gr thịt cua tươi, 10gr thịt nạc lợn, 100gr khoai mỡ, 10gr mỡ lợn sạch, hành lá, nước mắm

Thực hiện:

  • Khoai mỡ mẹ đem gọt vỏ, ngâm nước thật sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Thịt lợn và mỡ lợn mẹ cho cho vào máy xay cùng thịt cua xay đều. Thêm một thìa nước mắm vào trộn đều sau đó vê thành từng viên nhỏ.
  • Cho khoảng 200ml vào nồi đun sôi và thả viên chả vào đến khi chín thì vớt ra.
  • Tiếp tục đổ khoai mỡ vào nồi nước trên và nấu đến khi khoai thành cháo sệt thì cho viên chả cua vào nấu cùng.
  • Cháo sôi lại thì tắt bếp, múc cháo ra bát và cho thêm chút hành lá hoặc mùi tàu nếu bé thích.
Cháo cua khoai mỡ cho bé rất ngon và đẹp mắt - Ảnh minh họa: Internet

2.3 Cách nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm với rau ngót

Rau ngót giàu Vitamin, chất xơ và mát. Nếu mẹ nấu cháo cua kết hợp với rau ngót cho bé ăn vào mùa hè rất tuyệt vời.

Chuẩn bị: Thịt cua, cháo trắng, một nắm rau ngót to, nước mắm, dầu ăn.

Thực hiện:

  • Rửa sạch rau ngót và thái nhỏ
  • Đun sôi cháo, đổ thịt cua và rau ngót vào và khuấy đều, không để thịt cua vón cục.
  • Nêm thêm  một thìa dầu ăn và nước mắm cho vừa miệng

2.4 Cách nấu cháo cua cho bé bằng cua biển + rau chùm ngây

Chùm ngây là một loại rau bổ dưỡng với 90 loại chất dinh dưỡng khác nhau, rất tốt đối với trẻ mới ốm dậy hoặc bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ 1 tuổi trở lên ăn cháo cua kết hợp rau chùm ngây sẽ rất phù hợp.

Chuẩn bị:

  • Thịt cua
  • Rau chùm ngây xay nhuyễn: 3 thìa
  • 1 viên phô mai
  • Cháo trắng
  • Dầu ăn, nước mắm 

Thực hiện: 

  • Băm nhỏ thịt cua, cho vào nồi cháo trắng và đun sôi thì cho tiếp rau chùm ngây cùng phô mai vào khuấy đều.
  • Tránh để thịt cua hoặc phô mai bị vón cục và cháo phải sánh mịn mới đạt chuẩn.
  • Khi cháo chín thì mẹ cho thêm nước mắm và dầu ăn vào đảo đều rồi tắt bếp.
 Nếu trẻ 1 tuổi trở lên ăn cháo cua kết hợp rau chùm ngây sẽ rất phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

2.5 Cách nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm với rau mồng tơi

Chuẩn bị:

  • Gạch cua đã phi thơm
  • Nước cua đồng đã lọc kỹ 
  • 1 nắm rau mồng tơi
  • Cháo trắng
  • Nước mắm, dầu ăn

Thực hiện:

  • Lá rau mồng tơi rửa sạch và thái nhỏ
  • Đun sôi cháo trắng với nước cua đồng, cân đối sao cho cháo sền sệt. Tiếp tục đổ thêm gạch cua + rau mồng tơi vào đến khi chín thì nêm dầu ăn, nước mắm và tắt bếp. 
Mẹ nên nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm với rau mồng tơi- Ảnh minh họa: Internet 

Rau mồng tơi rất tốt với hệ tiêu hóa của bé, nếu bé đang bị táo bón thì mẹ sử dụng rau mồng tơi nấu cháo là một sự sáng suốt. 

2.6 Nấu cháo cua + rau muống

Mẹ có thể nấu cháo cua đồng với rau muống cho bé đã trên 1 tuổi để đổi món cho con. Rau muống giàu chất xơ cùng nhiều loại Vitamin khoáng chất thiết yếu khác rất tốt cho trẻ.

Chuẩn bị:

  • Cháo trắng
  • Gạch cua đã phi thơm
  • Nước cua đồng đã lọc kỹ
  • 1 nắm rau muống to
  • Dầu ăn, nước mắm

Thực hiện:

  • Làm sạch rau muống và thái nhỏ
  • Cho nước cua vào cháo và đun sôi, cháo gần cạn nước thì cho gạch cua và rau muống vào đảo cùng một lúc cho rau chín tới là được.
  • Thêm một ít dầu ăn và nước mắm cho vừa miệng

3. Những lưu ý khi cho bé ăn cháo cua biển

Cua biển tươi ngon bổ dưỡng nhưng đối với trẻ nhỏ, chúng có thể gây ra một số vấn đề nên mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Thử cho bé ăn 1-2 bữa đầu và theo dõi xem cơ thể bé có triệu chứng bất thường như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, buồn nôn hoặc tiêu chảy hay không? Nếu có những triệu chứng trên mẹ hãy ngưng cho bé ăn ngay lập tức vì có thể bé bị dị ứng với cua. 
Mẹ nên để ý xem con có bị dị ứng với thịt cua hay không - Ảnh minh họa: Internet
  • Trường hợp, nếu không có vấn đề gì xảy ra với bé, mẹ vẫn tiếp tục cho bé ăn như thông thường.
  • Mẹ nên cân đối cho bé sử dụng thịt cua ít hơn các loại thịt khác như cá, heo vì thịt cua giàu đạm, ăn nhiều quá trẻ sẽ bị thừa canxi.
  • Không nên cho bé ăn phần gạch cua vì trẻ dễ bị khó tiêu, đầy hơi.
  • Nếu thịt cua còn thừa, mẹ nên cho vào hũ thủy tinh, đậy nắp cẩn thận và bảo quản trong tủ lạnh để dùng cho bữa sau nhưng không nên để quá lâu.

Trên đây là hướng dẫn một số cách nấu cháo cua cho bé thơm ngon, bổ dưỡng mà mẹ nên tham khảo để đổi món cho con. Chúc bạn thành công!