Hiện tại, Hà Nội và các vùng khác của miền Bắc đang là mùa đông. Đây là thời kỳ ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí - trong đó có PM2.5 - thường cao nhất trong năm.

Dưới đây là các "bí kíp vàng" để bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí.

1. Hạn chế ra đường những ngày ô nhiễm nghiêm trọng

Bụi mịn PM 2.5 và bụi siêu mịn PM 1.0 thường có xu hướng tăng cao rõ rệt vào các giờ cao điểm như từ 7 giờ đến 8 giờ sáng và 18 giờ đến 19 giờ chiều. Vào buổi trưa từ 13 giờ đến 14 giờ và ban đêm từ 23 giờ đến 1 giờ sáng thì có hướng giảm xuống thấp nhất, ngoài ra, lượng bụi cũng phụ thuộc lớn vào sự di chuyển của các phương tiện giao thông.

Hạn chế tham gia giao thông trong thời gian cao điểm (Nguồn: Báo Đại đoàn kết) 

2. Đeo khẩu trang hoặc mặt nạ chống bụi khi bắt buộc phải ra ngoài

Với những loại khẩu trang bình thường ngoài thị trường, hoàn toàn không có khả năng chống lại các loại bụi mịn, bụi siêu mịn đang có trong môi trường. Vì vậy, nếu có điều kiện, hãy trang bị khẩu trang chống bụi mịn ra đường để đảm bảo sức khỏe khi tham gia giao thông.

4. Khi ở trong nhà, bật máy lọc không khí để bảo vệ không gian sống của gia đình

Khi chọn mua máy lọc không khí, nên lựa chọn những loại máy có thêm khả năng lọc mùi, diệt khuẩn và hút ẩm hoặc bù ẩm để đảm bảo độ ẩm trong không gian sinh hoạt của gia đình ở mức dễ chịu.

Ngoài ra, ưu tiên chọn máy lọc không khí hoạt động êm ái bởi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với âm thanh, tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

4. Uống đủ nước để thanh lọc cơ thể

Có một thói quen bảo vệ sức khỏe đơn giản mà thường bị nhiều người lãng quên đó là uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để cơ thể đào thải độc tố.

Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để cơ thể đào thải độc tố (Nguồn: Healthline)

5. Vệ sinh mắt, mũi thường xuyên.

Thói quen này giúp loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn dính ở trong khoang mắt, mũi, họng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Một ngày nên duy trì xịt mũi, rửa mắt, súc miệng 2 lần với nước muối sinh lý nhằm hạn chế tác nhân gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Vệ sinh mắt mũi sau khi tham gia giao thông (Nguồn: Healthline)

6. Chủ động hạn chế lượng khói thải ra môi trường

Mỗi thay đổi nhỏ của người dân đều là một nhân tố tác động lên tình hình ô nhiễm không khí. (Nguồn: Healthline) 

Không đốt vàng mã, đốt rác trong những ngày ô nhiễm nặng; hạn chế sử dụng những phương tiện di chuyển cá nhân, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng; trồng thêm nhiều cây xanh trong môi trường sống... là những phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.