Thai nhi suy dinh dưỡng là hiện tượng thiếu hụt dưỡng chất từ trong bụng mẹ. Nếu không bổ sung dinh dưỡng kịp thời, bé sẽ chậm phát triển về trí não cũng như các cơ quan khác. Theo đó, khi mang thai đủ tháng sinh con mà chỉ nặng dưới 2,5 kg thì được xem là suy dinh dưỡng bào thai. Cụ thể, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bao gồm tuổi tác, vấn đề dinh dưỡng, hoạt động quá sức đến cơ địa của người mẹ quá yếu ớt.

Bên cạnh đó, mẹ bầu sống trong môi trường không lành mạnh, có quá nhiều khói bụi, ôi nhiễm, khói thuốc lá,... hoặc mắc bệnh trầm cảm khi mang thai cũng có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Ngoài ra, một số việc làm dưới đây cũng sẽ làm tăng khả năng suy dinh dưỡng bào thai.

Tuổi tác, vấn đề dinh dưỡng, hoạt động quá sức,... đều là nguyên nhân khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Ảnh minh họa: Internet

Thường xuyên ăn đêm

Không ít bà bầu thường xuyên có thói quen ăn vặt vào ban đêm, đặc biệt là tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không chỉ không cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi mà còn gây hại đến sức khỏe của người mẹ. 

Vì vậy, để hạn chế nguy cơ thai nhi suy dinh dưỡng, mẹ bầu chỉ nên uống một cốc sữa ấm trước khi ngủ không những giúp bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn mà còn giúp mẹ ngủ ngon hơn.

Ăn quá nhiều

Việc ăn nhiều khi mang thai tuy là tốt nhưng nếu ăn không đúng khoa học, chỉ ăn những thứ mình thích mà không bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm cũng sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất. Đồng thời, ăn nhiều còn khiến mẹ bầu bị thừa cân, béo phì và gây ảnh hưởng xấu lên tim mạch, tăng nguy cơ sinh non, tiều đường thai kỳ và tiền sản giật.

Nhau thai kém phát triển

Nhau thai kém phát triển cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Ảnh minh họa: Internet

Nhau thai là bộ phận giúp vận chuyển hormone và dưỡng chất cần thiết từ mẹ bầu đến bào thai. Vì thế, nếu nhau thai bị xơ hóa sẽ làm giảm, thậm chí cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất từ mẹ của thai nhi, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và còi cọc.

Thừa canxi

Việc bổ sung canxi quá sớm hoặc quá nhiều sẽ khiến thai nhi kém hấp thụ và gây ức chế sự phát triển. Cụ thể, do canxi tích trữ quá nhiều sẽ tích tụ ở bánh nhau, ngăn cản hoạt động trao đổi dưỡng chất và thai nhi sẽ chậm phát triển. Thậm chí, còn có thể khiến mẹ bầu mắc sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.

Thiếu sắt

Sắt là loại khoáng chất không thể thiếu khi mang thai bởi nó kích thích sự sản sinh máu của cơ thể. Theo đó, nếu thiếu sắt, thai nhi sau khi sinh ra dễ bị nhiễm trùng, chậm phát triển trí tuệ, nhẹ cân, suy dinh dưỡng,...