1. Cho con nằm gối:

Xương sống của trẻ sơ sinh thường là đường thẳng, tức đầu và lưng phải thẳng với nhau. Vì vậy, nếu trẻ nằm gối, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, khiến trẻ khó hô hấp cũng như nuốt thức ăn.

2. Dùng mật ong tưa lưỡi:

Bào tử clostridium botulinum thường xuất hiện trong mật ong với tỷ lệ 5%, có khả năng gây ngộ độc cho trẻ. Nếu  trẻ lỡ ăn phải, hậu quả sẽ rất khôn lường. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mà rất có thể dẫn đến tử vong. 

3. Cho con uống nước lọc:

Việc cho trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước lọc, có thể dẫn đến hậu quả cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Mặt khác, việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều nguy cơ nhiễm độc nước. 

4. Nêm muối vào đồ ăn dặm:

Chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi rất non nớt, việc nạp vào cơ thể quá nhiều muối có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ở thận của trẻ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng, trẻ ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm có thể dẫn đến tổn thương não bộ.

5. Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Tốt nhất, chỉ nên tập cho trẻ bắt đầu ăn dặm, khi trẻ đã được 5-6 tháng tuổi. Nhiều mẹ quan niệm, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ mau lớn, bụ bẫm. Thế nhưng, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh lúc này vẫn còn yếu, chỉ quen với việc tiêu hóa sữa. 

Vì vậy, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa của. Khiến trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống… Lâu ngày dẫn đến bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, sinh ra rối loạn tiêu hóa.