Bệnh thuỷ đậu lưu hành quanh năm trên phạm vi cả nước, nhưng mùa đông xuân là thời điểm bùng phát. Tại các bệnh viện, số ca mắc thuỷ đậu có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu thường gặp ở trẻ em với khả năng lây lan rất cao. Để giúp cho người nhà bệnh nhân biết cách chăm sóc trẻ và phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu.

Năm kiêng kỵ khi con mắc thủy đậu

1. Kiêng thực phẩm cay nóng, mặn, sản phẩm từ sữa

Những gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, tỏi, hành, mù tạt, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Đồng thời, khiến những cơn ngứa ngày ngày càng nhiều và khó chịu.

Kiêng thực phẩm nhiều muối nếu muốn bệnh thủy đậu nhanh khỏi hơn.

Kiêng thực phẩm nhiều muối và đường nếu muốn bệnh thủy đậu nhanh khỏi hơn - Ảnh minh họa: Internet

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn bởi chúng tăng kích thích da tiết nhờn.

2. Kiêng tắm lá cây để nhanh khỏi thủy đậu

Khi trẻ mắc thủy đậu, nhiều cha mẹ cho rằng phải tắm lá cây mới nhanh khỏi. Tuy nhiên, da trẻ rất mỏng, nên rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng. Các loại lá nếu không được rửa sạch hoặc có thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn cao cho da của trẻ.

Khi trẻ bị thuỷ đậu cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách sử dụng nước ấm để tắm - Ảnh minh họa: Internet

3. Kiêng bôi nhiều xanh methylen lên da khi mắc thủy đậu

Nhiều cha mẹ thường bôi xanh methylen lên tất cả các nốt phỏng khi trẻ mắc thủy đậu. Với quan niệm bôi hết các nốt phỏng để không có sẹo và lành da nhanh. Điều này hoàn toàn không nên, vì khi nốt phỏng chưa vỡ, bôi xanh methylen là không cần thiết. Chỉ dùng một ít xanh methylen vào các nốt đã vỡ, để làm se nốt, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn và sát trùng.

Chỉ dùng một ít xanh methylen vào các nốt đã vỡ, để làm se nốt, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn và sát trùng - Ảnh minh họa: Internet

4. Kiêng gãi nốt phát ban

Khi bị thủy đậu, nên hạn chế gãi nốt vết phát ban trên da để tránh làm nhiễm trùng và gây ngứa. Tuy nhiên, nếu cảm thấy ngứa quá mức, bạn có thể dùng tay lau nhẹ hoặc dùng bông gòn để gãi, nhưng tránh sử dụng móng tay hoặc chà xát mạnh.

5. Không sử dụng chung đồ đạc cá nhân và kiêng đưa trẻ đến chỗ đông người

Đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng,... của bệnh nhân cũng phải được vệ sinh thật kỹ và để riêng với đồ đạc của các thành viên khác để tránh lây lan. Bạn cũng nên cho con tránh dùng chung đồ cá nhân như khăn tắm, quần áo, chăn, gối và đồ dùng như đồ chơi để tránh lây nhiễm cho người khác.

Đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng,... của bệnh nhân cũng phải được vệ sinh thật kỹ và để riêng với đồ đạc của các thành viên khác để tránh lây lan - Ảnh minh họa: Internet

Không cho trẻ đến nơi đông người để tránh lây nhiễm các loại bệnh khác và tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh, vì sức đề kháng của trẻ lúc này rất kém,