Dưới đây là 5 sai lầm trong chăm sóc sức khỏe vùng kín khiến cho "cô bé: của chị em chỉ biết "gào thét" mà bạn chẳng hay.

Vùng kín bị ngứa là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng nấm men

Tiến sĩ Alyssa Dweck, chuyên sản phụ khoa tại New York, cho biết trong khi nhiễm trùng nấm men có triệu chứng phổ biến là ngứa ngáy, đỏ da và chảy nước thì những kiểu nhiễm trùng âm đạo khác cũng có các triệu chứng tương tự. Vì vậy, việc chị em tự suy đoán việc ngứa vùng kín là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men là hoàn toàn sai lầm.

Giả sử bạn bị nhiễm nấm men và chạy đến tiệm thuốc để lấy một tuýp kem chống nấm thì có nghĩa là bạn vừa mua phải một sản phẩm không có khả năng chữa trị bệnh. Không những thế, việc không đi điều trị càng khiến tình trạng bệnh của bạn thêm tồi tệ hơn.

Cho nên, lời khuyên dành cho bạn là nếu gặp vấn đề về vùng kín, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và giải đáp để có thể tìm ra cách điều trị hợp lý nhất.

Để chống lại vi khuẩn, phải cần chất tẩy rửa đặc biệt cho vùng kín

Vùng kín là một vùng nhạy cảm và dễ bị vi trùng, vi khuẩn có hại “ghé thăm”, từ đó gây ra các bệnh lý khó chịu. Nhưng, theo tiến sĩ Dweck: “Sự thật đáng kinh ngạc là âm đạo phụ nữ có cơ chế tự làm sạch để giữ những vi khuẩn có lợi và loại bỏ vi khuẩn xấu".

Tức là bên cạnh việc loại bỏ những vi khuẩn gây hại, những loại vi khuẩn có lợi cho vùng kín vẫn được phép sinh sôi, nảy nở. Những loại xà phòng vệ sinh cơ thể, xà phòng thơm hay bất cứ chất tẩy rửa mạnh nào cũng không nằm trong danh sách các sản phẩm cần thiết làm sạch vùng kín.

Chưa hết, việc sử dụng những chất làm sạch vùng kín này có thể làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo, là nguyên nhân sinh sôi, phát triển các mầm bệnh gây hại.

Vì vậy, việc sử dụng những chất tẩy rửa đặc biệt cho vùng kín chưa chắc là một biện pháp bảo vệ đúng đắn. Thay vào đó, tiến sĩ Dweck đã đưa ra lời khuyên rằng, bạn chỉ cần sử dụng xà phòng có tính chất tẩy rửa nhẹ, sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch. Bạn thực hiện hành động này 1 – 2 lần mỗi ngày, có thể làm sạch vùng kín bằng cách này lần nữa sau khi tập gym xong để tránh mồ hôi gây viêm nhiễm vùng kín.

Đặc biệt là sau khi vận động thể lực, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ vùng kín bị nhiễm trùng nấm men rất cao. Cho nên hãy vệ sinh vùng kín bằng phương pháp thích hợp và vào những thời điểm thích hợp để bảo vệ tối đa cho “cô bé” khỏi những tác nhân gây hại bạn nhé!

 “Cô bé” phải không có mùi hoặc nếu có thì phải có mùi thơm

Thực tế thì “cô bé” luôn luôn có một chút mùi mồ hôi hoặc mùi sữa lên men nhẹ do lactobacilli (một loại vi khuẩn có lợi trong âm đạo nhằm duy trì lượng axit nhẹ cũng như tính bảo vệ của độ pH).

Cho nên, bạn không cần phải cố gắng mua các loại sản phẩm khử mùi, tạo mùi thơm và tẩy sạch âm đạo có bán trên thị trường, thậm chí cũng không cần rửa âm đạo với xà phòng. Dùng nước ấm là đủ tốt để giữ cho âm đạo khỏe mạnh (dùng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ loại nhẹ, không có chất tẩy mạnh cũng được).

“Cô bé” sẽ bị rộng ra mãi mãi sau khi sinh

Trên thực tế, “cô bé” của bạn chắc chắn sẽ có mọt vài thay đổi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, không giống như những chiếc áo ngực thể thao bị mài mòn sẽ mất hết tính đàn hồi, nó kéo dài bao nhiêu là tùy thuộc vào các yếu tố khác như thời gian chuyển dạ, kích thước của em bé chào đời…

Theo BS sản khoa Leena Nathan (Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA), tin tốt là mặc dù có con sẽ làm cho cơ bắp âm đạo nới lỏng, nhưng trong vòng sáu tháng sau sinh, âm đạo của phụ nữ sẽ se khít lại.

Tuy nhiên, giả sử bạn kéo cao su thật căng và duy trì trạng thái đó đủ lâu, cao su sẽ mất tính chất đàn hồi và không co lại hoàn toàn nữa. Điều này có thể xảy ra với phụ nữ khi sinh con nhiều lần. Các cơ âm đạo của họ mệt mỏi và không co lại hoàn toàn nữa. Tuổi tác cũng khiến cơ âm đạo yếu đi. Cho dù phụ nữ đã sinh con hay chưa, khi họ càng nhiều tuổi, âm đạo của họ càng trở nên lỏng lẻo.

Điểm G không thực sự tồn tại

Sự tồn tại của điểm G vẫn còn gây nhiều tranh cãi, chuyện nó là sự thật hay tưởng tượng còn phụ thuộc vào việc bạn hỏi ai. "Điểm G tồn tại," theo Seth Prosterman, tiến sĩ, bác sĩ tình dục học và bác sĩ trị liệu về hôn nhân gia đình đang hành nghề tại San Francisco. "Đó là nơi để đạt cực khoái nhất của người nữ".

Nhưng, tiến sĩ Amichai Kilchevsky của Bệnh viện Yale-New Haven lại tuyên bố trên Tạp chí Sexual Medicine rằng : “Không nghi ngờ gì nữa, điểm G không tồn tại”

Vì vậy, trong khi không có một bộ phận riêng biệt nào được gọi là điểm G hoạt động như là nút hưng phấn trong tình dục, Tiến sĩ Nathan xác nhận rằng khu vực này bên trong âm đạo bao gồm "nhóm bó sợi thần kinh" mà cô ấy nói chắc chắn có thể làm tăng sự thích thú tình dục và mức độ nhạy cảm ở mỗi phụ nữ là khác nhau.