Phê bình, chỉ trích nhau

Việc phê bình nhau giữa các cặp đôi là điều thường thấy của các cặp đôi ở bên nhau sau một khoảng thời gian. Không ai có thể đảm bảo bạn chưa từng mắc sai lầm, cãi vã, phê bình vợ hay chồng của mình. Ai cũng nghĩ rằng đó là điều phải làm vì muốn tốt cho đối phương.

Ảnh minh họa: Internet

Khi bạn là người phê bình, hãy cố gắng làm sao để khéo léo, giúp đối tác nhận ra khuyết điểm và sửa chúng. Đừng bao giờ đẩy lên cao điểm thành cãi vã nhau, đừng đặt cái tôi suy nghĩ của mình cho người ấy, mà hãy mềm mỏng, lựa lời để người ấy tự suy nghĩ rồi sẽ nhận ra.

Thêm nữa, phê bình cũng phải đúng lúc, đúng chỗ, chứ đừng vô tình làm tổ kiến lửa bùng lên nhé.

Giai đoạn xa lánh

Sau thời gian vấp phải những điều khác biệt trong cách suy nghĩ và quan điểm sống, nhiều người không chịu nghe lời khuyên từ vợ/chồng mà bắt đầu trở nên xa lánh nhau.Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng điều này xảy ra với 80% số đàn ông. Đa số họ sẽ khá cứng đầu, và chọn cách xa lánh vợ, không chịu đối mặt với vấn đề trong một khoảng thời gian.

Trong những lúc này, tốt hơn hết là cả hai đừng nên nói lại quá nhiều, mà hãy chờ và chọn đúng thời điểm khi cả hai bình tĩnh hơn để tiếp tục câu chuyện.

Giai đoạn phải lòng người thứ 3

Sau một thời gian trải qua những cãi vã mệt mỏi trong hôn nhân, rất nhiều người nhanh chóng rơi vào những chiếc lưới tình xung quanh.

Ảnh minh họa: Internet

Cảm xúc nhất thời là điều khó tránh khỏi khi bạn đã cảm thấy mệt mỏi với tình yêu của mình. Nhưng nhớ là hãy cân nhắc kỹ lưỡng và luôn tỉnh táo, hãy ý thức về những gì mình đang làm để không cảm thấy hối tiếc nhé.

Không còn tôn trọng đối phương

Một trong những vấn đề cực kỳ nguy hiểm, có thể dễ dàng giết chết hồn nhân là mất đi sự tôn trọng đối phương. Nhiều người trở nên muốn kiểm soát mọi việc và thậm chí áp đặt, không lắng nghe ý kiến của vợ/chồng. Những lúc như vậy, hãy bình tĩnh ại và suy nghĩ lại một cách nghiêm túc về mối quan hệ này.

Việc không tôn trọng thể hiện qua những lời chỉ trích, coi thường ý kiến, bắt đầu có những mối quan hệ quan trọng hơn vợ/chồng.

Những lúc này, hãy trò chuyện một cách thẳng thắn và chỉnh đốn lại ngay đối tác của mình. Nếu mọi thứ không thể vớt vát được nữa thì cũng đường ai nấy đi thì tốt hơn.

Giai đoạn bùng nổ

Con cái, khủng hoảng tài chính, cãi vã suốt ngày dần sẽ khiến bạn phát điên và không thể kiểm soát nổi mình. Nhiều người đã không thể vượt qua nổi mà bước chân ra đi.

Ảnh minh họa: Internet


Tuy nhiên, đừng bao giờ quên rằng thách thức là điều không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nhưng tất cả chúng chỉ là tạm thời mà thôi. Hãy cùng nhau vượt qua những lúc khó khăn và thắt chặt hơn tình yêu của mình. Tình yêu, hôn nhân không chỉ là nơi để chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc, mà còn là nơi chúng ta cùng nhau chia sẻ sự khó khăn, thăng trầm của cuộc sống.

Chấp nhận và tha thứ

Đây là giai đoạn cuối cùng khi chúng ta hiểu được rằng thực tế sẽ chẳng bao giờ giải quyết được tất cả các vấn đề theo cách mình mong muốn, thay vào đó phải bạn cố gắng tìm ra cách chung sống bình yên. Mỗi người lại có cách giải quyết của riêng mình. Bạn có thể tham khảo ý kiến bạn bè, người thân để tìm ra những hướng giải quyết tốt nhất cho mối quan hệ của mình.

Nếu còn yêu thương, hãy sẵn sàng tha thứ cho đối phương. Chấp nhận cả cái tốt và cái xấu của người ấy cũng là một cách thể hiện tình yêu.

Ảnh minh họa: Internet

Sau khi vượt qua tất cả các giai đoạn trên, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng và tất cả các vấn đề tưởng trừng cô cùng khó khăn lại được giải quyết một cách dễ dàng. Cuộc hôn nhân của bạn sẽ bền chặt và hạnh phúc dài lâu.