Mụn sữa (hay còn gọi là mụn trứng cá) ở trẻ hay còn gọi là nang kê là hiện tượng khá phổ biến và thường xuất hiện trên trán, mặt, chân tay,... Theo đó, yếu tố gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể là do hormone mà trẻ nhận được từ mẹ hoặc trẻ bị phì đại tuyến bã. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể nhận biết tình trạng mụn bằng mắt thường, khi thấy một số vùng da của bé có những đốm mụn nhỏ và có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. 

Thông thường, mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất trong vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng. Nếu trong vòng 3 tháng mụn vẫn chưa biến mất thì bạn nên cho con đi khám da liễu. Tuy nhiên, trong thời gian mới phát bệnh, bố mẹ có thể sử dụng một số mẹo dưới đây để trị mụn sữa cho trẻ nhanh chóng mà vẫn an toàn.

Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mụn sữa thường gây ngứa ngáy, khiến bé khó chịu. Thông thường, mụn sữa sẽ tự mất sau một vài tuần nhưng cũng có khi tồn tại đến vài ba tháng và gây ra các biến chứng như tấy đỏ, chảy nước, kết vảy, viêm da… (Ảnh minh họa: Internet)

Luôn vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ

Nếu bạn muốn trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh thì điều đầu tiên là phải giữ vệ sinh khuôn mặt và các vùng da bị bệnh của trẻ thật sạch sẽ. Theo đó, bố mẹ nên rửa các vùng da này của trẻ bằng nước ấm mỗi ngày và dùng khăn bông vô trùng để lau nhẹ nhàng.

Đồng thời, bố mẹ nên hạn chế dùng kem bôi, xà phòng, sữa tắm trong thời gian bé bị mụn sữa hay bất kỳ loại thuốc bôi nào lên vùng da mụn của trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Cụ thể, các loại xà phòng, sữa tắm đều có chất tẩy rửa, tạo bọt nên có thể kiến da bé bị kích ứng, mẩn ngứa, viêm nhiễm…

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Không chỉ cần chú ý đến lượng thức ăn, thời gian cho bé ăn mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý tới những thực phẩm có thể gây dị ứng bởi làn da trẻ sơ sinh lúc này còn rất nhạy cảm. Theo đó, cách tốt nhất là nấu lại sữa công thức thật kỹ để phân hủy các chất gây dị ứng và nếu bé đang bú mẹ thì mẹ cần chú ý tránh các thức ăn tanh.

Khi trẻ bị mụn sữa, bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé hàng ngày. (Ảnh minh họa: Internet)

Chăm sóc da bé nhẹ nhàng

Da của trẻ sơ sinh còn khá yếu nên bố mẹ cần tránh cọ xát mạnh, chạm tay hoặc sử dụng xà phòng có tính kích thích mạnh, chứa hóa chất, nước hoa,... vào vùng da bị mụn sữa. Bên cạnh đó, quần áo của trẻ bị bệnh cũng cần được giặt riêng và đảm bảo sạch sẽ. Đồng thời, bố mẹ nên tránh cho ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, bố mẹ không nên tự ý điều trị mụn sữa cho con bằng các phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. 

Thăm khám bác sỹ

Mụn sữa vốn lành tính nhưng nếu xuất hiện tình trạng mụn có mủ thì các bậc cha mẹ cần đưa bé đến ngay các bác sỹ để thăm khám và có cách điều trị hiệu quả và nhanh khỏi nhất.