4 hành vi của người lớn dễ tổn thương cột sống và ảnh hưởng chiều cao của trẻ
Vì sao cột sống phát triển không tốt sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ?
Cơ thể trẻ nhỏ luôn còn non yếu vì chưa phát triển hoàn thiện, lúc này mọi tác động từ bên ngoài đều có thể ảnh hưởng và làm thay đổi cả hình thể lẫn sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, thời kỳ sơ sinh chính là thời điểm vàng cho sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ.
Tốc độ sinh trưởng trong năm đầu tiên sau khi sinh là nhanh nhất, thậm chí có thể tăng đến 25cm chiều cao. Sau đó sẽ chậm dần, bình quân cứ một năm tăng thêm 10cm. Dưới 1 tuổi, cột sống của trẻ bị xiêu vẹo hay có bất cứ trở ngại phát triển không bình thường nào thì chiều cao của trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.
Hành vi và thói quen nào của người lớn dễ làm tổn thương cột sống của trẻ
Bế đứng trẻ quá sớm
Trẻ sơ sinh có một “sở thích” là thích được bế đứng hơn là bế nằm, vì tư thế này giúp trẻ quan sát được rộng hơn, thỏa mãn tính hiếu kỳ, muốn khám phá xung quanh. Tuy nhiên, bế đứng cần thực hiện ở độ tuổi thích hợp cho trẻ.
Giai đoạn trẻ sơ sinh, cột sống rất mềm yếu, cổ cũng chưa đủ sức để “chống đỡ” cả phần đầu, do đó các chuyên gia sức khỏe trên Sina khuyến cáo bố mẹ chỉ nên bế nằm, dù đôi lúc trẻ sẽ khóc quấy và tỏ ra không thoải mái.
Nếu được bế đứng quá sớm, toàn bộ trọng lượng của đầu gần như đè nặng lên đốt sống cổ và sau đó gây áp lực lớn lên cả cột sống của trẻ. Thời gian dài khiến cột sống có thể bị cong, xiêu vẹo, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các bộ phận phía sau lưng trẻ, đồng thời cũng trở ngại đến chiều cao.
Ít nhất bạn nên đợi trẻ được 3 tháng tuổi mới bế đứng giúp trẻ dễ dàng khám phá mọi thứ, nhưng nhớ luôn phải dùng tay đỡ phía sau cổ và đầu bé để giảm áp lực cho cột sống.
Dỗ trẻ ngủ bằng cách bế đi lại trong nhà
Nhà có thêm thành viên khiến ai cũng trở nên vui vẻ và thích được bế bé liên tục. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh nếu được bế quá nhiều, dù là ở tư thế nào cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Khi trẻ còn nhỏ, cột sống non yếu nên thời gian dài được bế bồng sẽ khiến cột sống luôn ở trạng thái “cong”, hoàn toàn không có lợi cho trẻ. Đặc biệt khi trẻ không chịu nằm ngủ và khóc quấy, người lớn có thói quen bế bé lên đi lại trong nhà như một cách dỗ dành. Hành vi này không những làm tổn hại hình thái cột sống của trẻ mà lâu ngày còn khiến trẻ sinh ra tâm lý lệ thuộc.
Bắt trẻ học ngồi quá sớm
Sự sinh trưởng và phát triển ở trẻ luôn có quy luật nhất định tuân theo đúng tuần tự chứ không phải lúc nào trẻ cũng đáp ứng được mong muốn của bố mẹ. Nhiều người cảm thấy nếu trẻ có thể biết ngồi, biết đi, biết nói sớm thì sau này sẽ càng thông minh. Quan niệm này khiến bạn dễ “miễn cưỡng” bắt trẻ phải cố gắng ngồi sớm dù cơ thể trẻ chưa đủ điều kiện tốt nhất.
Khi trẻ học ngồi không đúng với độ tuổi và khả năng, các cơ ở lưng không đủ sức chống đỡ áp lực, cột sống không “gánh” nổi trọng lượng cả cơ thể sẽ bị biến dạng. Vì vậy, thông thường thì trẻ được 6 tháng tuổi mới nên bắt đầu học ngồi, đến tháng thứ 7 bé đã có thể ngồi khá vững.
Cho trẻ tiếp xúc nhiều với các sản phẩm điện tử
Ngày nay, chuyện trẻ con suốt ngày chơi điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính, đồ chơi game v.v… trở nên vô cùng phổ biến. Có thể bố mẹ vì bận rộn không có thời gian ở bên trẻ nên dùng các sản phẩm điện tử giúp trẻ “đỡ buồn”. Có người còn cho rằng trẻ tiếp xúc các đồ hiện đại này sẽ sớm học được nhiều điều hơn.
Không phủ định lợi ích của các món đồ công nghệ sẽ giúp trẻ dễ dàng học hỏi, khám phá hơn. Song, bạn cần cho trẻ sử dụng chúng ở lứa tuổi và trong thời gian thích hợp. Nếu trẻ còn quá nhỏ, hoặc dùng máy quá nhiều không những ảnh hưởng thị lực mà tư thế cúi đầu lâu ngày cũng khiến cột sống xiêu vẹo, tác động xấu lên cả sự phát triển chiều cao ở trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...