Lộc bình

Lộc bình tượng trưng cho sự mới mẻ, may máy, phát lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó, lộc bình cũng tượng trưng cho sự bảo quản tài sản cho gia chủ. Có nhiều nguyên liệu khác nhau để làm nên lộc bình như thủy tinh, gỗ, sứ,…

Chữ “bình” trong “lộc bình” theo quan niệm của nhiều người là mang đến sự bình an. Vậy nên nếu không đặt ở đúng vị trí thì ý nghĩa đó sẽ phản tác dụng. Vì lộc bình có nhiều hình dáng khác nhau nên bạn cần dựa vào hình dáng mới có thể lựa chọn được vị trí phù hợp.

Lộc bình làm bằng thủy tinh nên đặt ở hướng Bắc của phòng khách; lộc bình hình cầu nên đặt ở hướng Tây hoặc hướng Tây Bắc trong phòng khách; lộc bình hình nón thì nên đặt ở hướng Nam; lộc bình làm bằng gốm sứ nên đặt ở hướng Tây Nam hoặc Tây Bắc.

Nếu lộc bình màu xanh thì kị đặt vị trí “đấu ngưu sát” vì khiến gia đình xung khẩu. Nếu lộc bình màu đỏ thì kị đặt vị trí “ngũ hoàng tinh” vì khiến thành viên gia đình bệnh tật, gặp họa.

Bể cá

Bể cá cần đặt ở vị trí tốt mới có thể phát huy được tác dụng. Còn nếu đặt hướng xấu thì có thể gây nên điềm xấu cho gia chủ. Ngoài ra, mạng của bạn cũng phải hợp với việc đặt bể cá. Nếu là người mệnh hỏa hay mệnh thổ thì tốt nhất nên hạn chế đặt bể cá trong nhà.

 

Vị trí không nên đặt bể cá nhất là sau salon bởi vị trí này làm ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của gia trạch. Bể cả cũng không được đặt ở bên phải của ngôi nhà (tính từ trong ra) vì đây là phương vị của Bạch hổ, kỵ có nước. Ngoài ra, bể cá cũng kỵ đặt gần nhà vệ sinh hay góc quá tối và ẩm thấp sẽ sinh tà khí, gây bệnh cho người sống trong nhà.

Tỳ hưu

Điều cấm kỵ khi đặt Tỳ hưu là đặt theo hướng từ ngoài quay đầu vào trong. Tỳ Hưu cũng không nên quay vào giường vì quang sát sẽ làm Tỳ hưu chói mắt. Một vị trí nữa cũng nên kiêng kị là đặt Tỳ hưu đối mặt với giường ngủ, làm như vậy sẽ khiến gia chủ bị linh vật này át vía. Ngoài ra, Tỳ hưu cũng không được đặt đối diện gương vì gương có quan sát sẽ làm phát tán tài lộc của gia chủ.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo