3 điểm chung của những đứa trẻ có tương lai rực rỡ: Có 1 thôi cũng quá mừng
Trẻ trao quyền cho bản thân
Nếu con nói với bạn rằng bạn của con có điểm số cao hơn và điều đó khiến con buồn thì con đang trao quyền cho người khác quyết định cảm xúc của mình. Nhưng nếu trẻ có khả năng trao quyền cho bản thân sẽ không phụ thuộc vào đánh giá hay hành động của người ngoài để chúng cảm thấy tốt đẹp, thoải mái.
Nếu con bạn luôn chọn hướng đến những điều tích cực, chọn cách vui vẻ dù trong hoàn cảnh không được suôn sẻ, hoặc những người xung quanh đang bực tức và khó chịu thì tương lai sẽ rất rộng mở.
Khi con trao quyền cho người khác, điều cha mẹ cần làm là sử dụng những từ ngữ giúp trẻ khẳng định rằng bản thân trẻ mới là người chịu trách nhiệm về cách suy nghĩ, cảm nhận và cư xử - bất kể người xung quanh ra sao.
Trẻ thích nghi nhanh với sự thay đổi
Trong cuộc sống sẽ có những sự thay đổi đến bất chợt và đó là điều khó khăn với tất cả chúng ta chứ không riêng gì với trẻ nhỏ. Nhưng nếu trẻ mạnh mẽ về tinh thần thì chúng sẽ hiểu rằng sự thay đổi có thể giúp chúng phát triển thành một người tốt hơn , mặc dù ban đầu chúng không cảm thấy như vậy.
Khi con gặp phải thay đổi lớn, cha mẹ nên giúp con gọi tên và nhìn nhận những cảm xúc chúng đang đối mặt để làm giảm bớt cảm giác khó chịu. Cha mẹ nên trò chuyện để con có cơ hội bày tỏ, nói một cách chính xác những gì trẻ đang cảm thấy.
Trẻ không sợ sai, thất bại không sợ thử lại
Có rất nhiều trẻ không dám nói về những sai lầm của chúng, khi làm sai thường có xu hướng che giấu vì sợ bị bố mẹ mắng mỏ và gặp rắc rối. Nhưng ở mặt tích cực, sai lầm chính là thứ giúp trẻ học hỏi và xây dựng nên tính cách.
Những đứa trẻ mạnh mẽ sẽ không ngần ngại thừa nhận những gì chúng làm sai và chấp nhận hậu quả trước mắt. Chúng cũng rất vui vẻ để bắt đầu sửa chữa sai lầm, có thất bại cũng không từ bỏ, sẵn sàng thử lại lần nữa. Tư duy biến sự thất bại thành bài học kinh nghiệm là thứ sẽ đứa trẻ tiến xa hơn trong học tập và cuộc sống.
Trước sai lầm của con, cha mẹ nên giữ bình tĩnh, không nên nhiếc móc nặng lời mà cần giúp cho trẻ tìm được gốc rễ của vấn đề và không tái phạm vào lần sau. Những hình phạt có thể khiến trẻ ghi nhớ nhưng đồng thời cũng sẽ làm đứa trẻ sợ hãi và không dám mở lòng với bố mẹ để nói về sai lầm của mình trong tương lai nữa.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...