25 tuổi góa chồng, tôi bị đề nghị ở vậy phụng dưỡng bố mẹ anh ấy
Cách đây 3 năm, tôi sang Bắc Ninh thăm anh trai đang làm công nhân tại một công ty nước ngoài. Tôi gặp Nam, làm cùng phân xưởng và ở cùng phòng với anh trai tôi.
Anh tôi từng nói: “Nam quân tử lắm, sống có nghĩa khí”. Quả thực khi gặp mặt, tài ăn nói và vẻ ngoài nam tính của Nam khiến tôi siêu lòng.
Sau 6 tháng tìm hiểu, chúng tôi kết hôn. Tôi mở một tiệm may quần áo, sống cùng bố mẹ chồng. Thỉnh thoảng chồng tôi mới về thăm nhà vì anh làm công nhân theo ca.
Lập gia đình hơn 1 năm, chúng tôi vẫn chưa có tin vui. Mẹ chồng tôi bảo: “Có thêm đứa con cho bận rộn, đỡ nhớ chồng con ạ”.
Bố mẹ chồng tôi hơn 70 tuổi, là công nhân về hưu. Chồng tôi là con út, trên có anh trai và chị gái. Anh trai đi làm ăn xa và lập nghiệp tận Bình Phước. Chị gái cũng theo nhà chồng về Bắc Giang.
Cũng chỉ vì chất quân tử, nghĩa khí của chồng mà tôi trở thành bà góa khi mới 25 tuổi. Trong lần về quê chơi, chồng tôi và bạn học cấp 3 xảy ra va chạm với một nhóm thanh niên làng bên. Chồng tôi vì bênh bạn mà bị nhóm thanh niên kia quây đánh. Trên đường bỏ chạy không may chồng tôi gặp tai nạn không qua khỏi.
Tôi suy sụp tưởng như không thể vượt qua cú sốc. Chúng tôi chưa có gì trong tay, con cái cũng không có. Sống cùng bố mẹ chồng, tôi vừa thương ông bà, vừa thương thân mình. Tôi tự nhủ phải cố gắng vượt qua.
Được hơn 1 năm, bố mẹ đẻ muốn tôi về bên nhà. Nhưng nghĩ tới thời gian qua khi chồng mất, bố mẹ chồng tôi cũng mất đi khúc ruột của mình nhưng vẫn luôn mạnh mẽ, động viên tôi. Ông bà coi tôi như con gái. Lúc tôi không may bị Covid-19 ông bà chăm sóc tôi từng li từng tí.
Thời gian vừa rồi báo chí đưa tin nhiều nàng dâu được bố mẹ chồng tổ chức đám cưới cho, tôi hình dung tương lai của mình có thể sẽ như vậy. Tôi cũng mủi lòng, nghĩ cứ ở đây cùng ông bà, sau này nếu có đi bước nữa hoặc không thì cũng là phúc phận của tôi. Tôi cứ ở vậy thay chồng báo hiếu.
Mẹ đẻ tôi không đồng ý, bà bảo: “Bố mẹ cũng già, cũng cần có người chăm sóc. Tại sao con lại lựa chọn ở bên đó mà không về nhà mình. Con còn trẻ, còn có cơ hội đổi đời. Ở bên đó rồi sau này con sẽ ra sao?”.
Hôm giỗ đầu chồng, tình cờ tôi nghe được chị gái nói với mẹ chồng tôi: “Mẹ cứ bảo thím Phương ở lại đây. Sau này tất cả vườn tược đất đai khi bố mẹ mất đi sẽ chia 3, anh em chúng con và Phương mỗi đứa 1 phần. Về bên kia (ý là bên nhà đẻ tôi) cũng không có điều kiện, thím ấy ở đây vẫn làm hàng may, sau này lại có của để dành. Chăm sóc bố mẹ tới cuối đời rồi thím ấy thích làm gì chúng con cũng không ngăn cản. Mẹ cứ nói đi, chắc thím ấy đồng ý thôi”.
Mẹ chồng tôi đáp lời: “Em nó đã thiệt thòi rồi. Các anh chị không chăm sóc tôi được thì cũng đừng làm khó cho em nó”.
Nghe mẹ chồng nói vậy, tôi thấy nghẹn nơi lồng ngực. Tôi thương bố mẹ chồng. Tôi cũng rất thương bố mẹ đẻ của tôi. Nhưng những gì chị chồng nói khiến tôi lo lắng cho tương lai sau này.
Giờ đây thực sự tôi rất khó nghĩ không biết nên về sống cùng bố mẹ đẻ hay ở lại phụng dưỡng nhà chồng. Tôi còn trẻ, mới 25 tuổi và chưa có con.
Khánh kiệt kinh tế, tôi mang bán vàng cưới rồi 'ngượng chín mặt' khi ông chủ tiệm vàng nghiêm mặt...
Tôi mệt mỏi quá, không ngờ chồng vẫn chứng nào tật ấy. Bây giờ chẳng biết đào đâu ra tiền, tôi cũng không còn mặt mũi nào nhìn bố mẹ nữa. Tôi nên làm gì vào lúc này đây?
Thấy chồng bỏ thang máy đi thang bộ, vợ theo dõi rồi ngỡ ngàng khi thấy đứa bé anh đón...
Tôi cũng không can thiệp vào nữa, dù sao tôi vẫn tôn trọng chồng. Thế rồi đợt này dịch, công ty của tôi cho ở nhà làm việc, tôi mới phát hiện một chuyện rất lạ.
Thấy hôm nào mẹ chồng cũng đòi ăn trứng luộc dầm nước mắm, dâu trẻ thắc mắc rồi 'bật khóc'...
Mẹ chồng em thật thà lắm, bà bảo do các con chẳng có tiền, mẹ lên thì thêm miệng ăn nên sợ bọn em tốn kém.
Coi thường chồng nghèo, vợ trẻ đòi ly hôn và tròn mắt với 12 chiếc túi đựng tiền anh giấu...
Vì vậy mọi người ạ, đã là vợ chồng, khi không thể tin tưởng và hỗ trợ nhau thì tốt nhất hãy giữ lại lòng chung thủy. Với người như vợ tôi, dù có quyết định lại 100 lần, tôi vẫn lựa chọn ly hôn.