2 dấu hiệu khi ho cảnh báo ung thư phổi, nhưng nhiều người đều bỏ qua thời điểm vàng để điều trị
Nếu cơ thể bạn xuất hiện những cơn ho kèm theo 2 triệu chứng cơ bản như sau thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay, tránh tình trạng kéo dài bệnh càng nặng rất khó điều trị khỏi.
Ho ra máu
Khi ung thư phổi hình thành, các tế bào ung thư sẽ liên tục phân chia và hình thành các khối u. Tuy nhiên, kết cấu mạch máu của các khối u này tương đối mỏng manh và có thể dễ dàng bị vỡ khi chúng ta ho và gây chảy máu.
Trước khi ho ra máu, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, khó thở, nóng lan ra sau xương ức, nặng nề như có gì đè ép lên ngực. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy khó chịu trong ngực; miệng, họng có vị tanh của máu. Sau đó, người bệnh bắt đầu ho, khạc, trào, ộc ra máu từ đường hô hấp dưới ra ngoài. Máu ho ra có màu đỏ tươi, ra trong hoặc sau cơn ho.
Khó thở khi ho, ho kéo dài
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khoảng 70% các trường hợp mắc ung thư phổi sẽ có triệu chứng ho dai dẳng. Nguyên nhân bởi, trong quá trình ung thư phổi phát triển không chỉ kích thích các đường dẫn khí lớn mà còn gây ra những thay đổi trong bài tiết chất nhầy, từ đó gây viêm phổi tắc nghẽn, xẹp phổi... gây ho.
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi, người bệnh thường có biểu hiện ho giống như mắc dị vật, biểu hiện điển hình là ho khan, khó chịu, ngay cả khi uống thuốc ho nhưng không có hiệu quả.
Đối với những bệnh nhân nghiện thuốc lá hoặc bị viêm phế quản mãn tính, nếu cơn ho dai dẳng đột ngột xuất hiện, mức độ ngày càng nghiêm trọng, tần suất ngày càng lớn thì nên cảnh giác cao độ.
Nguyên nhân gây ung thư phổi
Hút thuốc lá
Những người hút thuốc lâu dài có thể khiến cho các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vảy trồi lên biểu mô. Qua thời gian, những vảy ung thư biểu mô tế bào này phát triển dần lên thành ung thư, từ những tế nào nhỏ lớn dần lên.
Mặc dù những người hút thuốc không có tiền sử bệnh ung thư phổi nhưng hút thuốc chính là cách gây ra ung thư tuyến phổ biến hơn. Thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói phát tán ra chất gây ung thư.
Bị bệnh phổi mãn tính
Những người mắc bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như bệnh lao, phổi silic, bệnh bụi phổi có khả năng rơi vào các trường hợp mắc ung thư cao.
Ngoài ra, viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, vảy tế bào bình thường trong quá trình diễn tiến của bệnh có thể phát triển thành ung thư.
Các yếu tố vốn có của cơ thể (cơ địa)
Những người có tiền sử gia đình có bệnh ung thư phổi di truyền, chức năng miễn dịch kém cũng làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến các bệnh về phổi.
Bệnh nghề nghiệp
Những người có công việc phải tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ khác.
Những môi trường sản xuất và chế biến liên quan đến các chất như asen, crôm, niken, đồng, thiếc, sắt, nhựa, than đá, nhựa đường, dầu, amiăng và các chất khác có thể gây ra ung thư phổi.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....