2 bí quyết chi tiêu ‘nhẹ tựa lông hồng’ giúp bạn khỏi đau đầu tính toán mỗi tháng
Cuộc sống gia đình với vô vàn nhu cầu khiến bạn phải chi tiền nhưng thu nhập của chúng ta thì luôn có giới hạn. Nếu bạn không chú ý đến việc chi tiêu hằng ngày thì rất có thể tiền lương tháng nào sẽ hết nhẵn tháng đó và không thể có một khoản tiết kiệm nào.
Thiết lập chi tiêu, không “vung tay quá trán”
Đầu tiên, việc hoạch định ra một kế hoạch chi tiêu gia đình ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn quản lý được các khoản thu và chi trong gia đình. Cụ thể, bạn cần liệt kê và dự tính số tiền cần chi tiêu cho các khoản tiền hàng tháng như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền học phí cho con cái,… Bạn có thể hạn chế được sự tiêu xài phung phí và kiểm soát tốt hơn dòng tiền của gia đình.
Thực tế, cuộc sống cũng có vô số cái không cần thiết và có thể tiết kiệm để hạn chế chi tiêu. Trước khi chi tiêu bất cứ khoản nào, bạn hãy tự hỏi bản thân món đồ đó có thực sự cần thiết hay chỉ là món đồ yêu thích nhất thời. Khi bạn tự đặt ra câu hỏi này, nó sẽ khiến bạn hạn chế được việc tiêu hao phung phí.
Sau một thời gian bạn thực hiện việc thiết lập chi tiêu cho gia đình, bạn so sánh lại với số tiền đã được ước lượng ban đầu, chắc hẳn bạn sẽ thấy dư ra một khoản phí không hề nhỏ.
Quy tắc 50:30:20 từ các chuyên gia tài chính
Hiện tại, quy tắc này đã được các chuyên gia khác đánh giá cao và nhiều gia đình đã áp dụng, đánh giá vô cùng hiệu quả. Bởi quy tắc này sẽ giúp cân đối các khoản chi tiêu và giúp gia đình bạn sống trong một trạng thái luôn ổn định, kể cả khi bạn gặp bất trắc trong cuộc sống.
Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:
50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền nhà ở, tiền ăn uống, tiền cho các hóa đơn tiện ích, tiền xăng xe… Đây được xem là khoản dự trù cho các chi phí bắt buộc, cần phải có trong cuộc sống gia đình.
30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân như các phí vui chơi giải trí, du lịch, mua sắm,…
20% được sử dụng để dự phòng cho tương lai bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng. Tiền tiết kiệm dành cho bạn phòng hờ khi gặp phải những trường hợp khẩn cấp, không thể lường trước.
Sau đó, quỹ này có thể dùng để tập trung vào việc nghỉ hưu hay đáp ứng các mục tiêu tài chính khác. Đồng thời, tiền tiết kiệm cũng có thể dùng để trả nợ.
Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...
Nỗi đau này chưa xong nỗi đau khác ập đến khiến đầu óc tôi rối lên chẳng nghĩ được gì chỉ có ngồi khóc nhìn chị ta đương ở thế đắc thắng.
Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...
Khi đưa tang chồng xong, đọc xong những dòng chữ đó thì mắt tôi đã nhòa đi, nước mắt chảy nhòa...
Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...
Song cách đây vài tháng, Thành phát hiện bị suy thận độ 4. Tình trạng sức khỏe mỗi ngày một giảm sút trông thấy. Dù một tuần chạy thận 2, 3 lần cũng chẳng thể kéo dài thời gian sống cho anh được bao nhiêu nếu bệnh viện không tìm được người hiến thận tương thích với cơ thể anh.
Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...
Kỳ thực, tôi biết quan hệ mẹ chồng nàng dâu của gia đình tôi không hòa hợp, thậm chí là căng thẳng.