18 dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp
1. Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp (hyperthyroidism) hay cường chức năng tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến sản xuất nhiều hormone hơn nhu cầu của cơ thể.
Bệnh cường giáp làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Điều đó có thể gây ra nhiều triệu chứng, chẳng hạn như sụt cân, run tay và nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Ba phương pháp chính điều trị cường giáp là:
- Thuốc kháng giáp tổng hợp: giúp ức chế sản xuất hormone giáp.
- Iod phóng xạ: phá hủy tế bào tuyến giáp, giảm khả năng sản xuất hormone giáp.
- Phẫu thuật tuyến giáp: cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và khuyết điểm. Do đó, người bệnh cường giáp cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết để thảo luận phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, cường giáp có thể cải thiện mà không cần dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.
2. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp đôi khi biểu hiện giống như các vấn đề sức khỏe khác, làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh cường giáp
Nó có thể gây ra nhiều triệu chứng như:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Tim đập nhanh
- Nhịp tim không đều, còn gọi là rối loạn nhịp tim
- Đánh trống ngực
- Cơn đói gia tăng
- Căng thẳng, lo âu, khó chịu
- Run rẩy, thường là run nhẹ ở bàn tay và ngón tay
- Đổ mồ hôi
- Rối loạn kinh nguyệt
- Tăng độ nhạy cảm với nhiệt
- Rối loạn đại tiện
- Phì đại tuyến giáp hay bướu cổ
- Mệt mỏi
- Yếu cơ
- Các vấn đề về giấc ngủ
- Da nóng, ẩm
- Da mỏng
- Tóc mỏng, dễ gãy
Người lớn tuổi nhiều khả năng có các triệu chứng khó nhận thấy hơn. Những triệu chứng này có thể gồm nhịp tim không đều, sụt cân, trầm cảm và cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi trong các hoạt động thông thường.
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu bạn sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc nhận thấy nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi bất thường, sưng gáy hoặc các triệu chứng khác của bệnh cường giáp, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp, đa số người bệnh cần tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.
(Theo Mayo Clinic)
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.