13 loại thực phẩm tốt cho mẹ và thai nhi
Sản phẩm từ sữa: Để thai nhi phát triển tốt cần bổ sung protein và canxi mỗi ngày. Đặc biệt là sữa chua Hy Lạp rất tốt cho phụ nữ mang thai do có chứa nhiều vi khuẩn probiotic, hỗ trợ tiêu hóa.
Các loại đậu: Các nhóm họ đậu bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu phộng... đều là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, protein, sắt, folate (B9) và canxi cần thiết trong quá trình mang thai.
Khoai lang: Khoai lang rất giàu chất xơ và beta-carotene, một hợp chất thực vật được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể cần thiết cho sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh.
Cá hồi: Cá hồi chưa nhiều omega-3, một loại axit rất cần thiết trong việc xây dựng bộ não và đôi mắt thai nhi.
Trứng: Trứng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để phát triển trí não, tăng khả năng ghi nhớ và tuần hoàn não.
Bông cải xanh và rau lá xanh đậm: Cải xoăn và rau bina..., chứa nhiều chất dinh dưỡng mà phụ nữ mang thai cần. Chúng bao gồm chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali, giúp ngăn ngừa táo bón, sinh con nhẹ cân.
Thịt nạc: Thịt bò, thịt lợn và thịt gà là nguồn cung cấp protein, sắt, choline và các vitamin B khác rất cần thiết khi mang thai. Đặc biệt sắt rất quan trọng vì nó cung cấp oxy cho tất cả các tế bào trong cơ thể.
Dầu gan cá: Dầu gan cá được làm từ gan cá nhiều dầu, thường là cá tuyết. Nó rất giàu axit béo omega-3 EPA và DHA, rất cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của thai nhi.
Quả mọng: Quả mọng thường chứa nhiều nước, vitamin C, chất xơ...có tác dụng rất tốt cho làn da và chức năng miễn dịch của người mẹ.
Ngũ cốc nguyên cám: Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, vitamin B, magie là những khoáng chất thường thiếu trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai.
Quả bơ: Bơ là một loại trái cây chứa rất nhiều axit béo không bão hòa, giàu chất xơ, vitamin B (đặc biệt là folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C. Các chất béo lành mạnh trong bơ giúp xây dựng da, não, các mô của thai nhi, và folate có thể giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh.
Trái cây khô: Trái cây khô thường giàu calo, chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, giúp nhuận tràng, chống táo bón.
Nước: Khi mang thai cần uống tối thiểu 1,5 lít nước mỗi ngày. Việc tăng lượng nước có thể giúp giảm táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp trong thai kỳ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.