11 thói quen đơn giản giúp bạn đẩy nhanh 'tiến độ' giảm cân
Hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp: Một nghiên cứu đã chỉ ra các sản phẩm được gắn mác "tốt cho sức khỏe" thường khiến người ăn cảm thấy không đủ no và có nhu cầu ăn thêm để thỏa mãn cơn thèm. Thay vào đó, bạn có thể ăn thoải mái thực phẩm có chất béo và đạm cao nhưng hạn chế tối đa lượng Carbonhydrate (tinh bột, đường...) nạp vào cơ thể mỗi ngày. Đây cũng chính là quy tắc của phương pháp giảm cân low carb.
Ngủ đủ giấc: Các chuyên gia tại Mỹ chỉ ra rằng người ngủ dưới 5 tiếng một đêm có kích cỡ dạ dày lớn hơn hai lần so với người ngủ trung bình 6 - 8 tiếng một đêm. Ngủ không đủ giấc có thể khiến bạn thấy đói, mặc dù cơ thể chưa cần nạp năng lượng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khi thiếu ngủ quá trình sản sinh cortisol - một loại hormone có chức năng tiêu hóa - bị ảnh hưởng.
Không uống cà phê khi bụng rỗng: Theo giáo sư Adam Simon, uống cà phê khi đói sẽ thúc đẩy quá trình tiết axit, phá hủy niêm mạc dạ dày và gây ra chứng khó tiêu.
Không xem TV, nghe nhạc khi ăn: Nghiên cứu của Đại học Vermont cho thấy khi giảm một nửa thời gian xem TV, nhóm người thừa cân đã đốt cháy được 119 calo mỗi ngày. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người ăn trong khi nghe nhạc sẽ hấp thụ một lượng lớn hơn so với những người ăn trong im lặng. Lý do là tâm trí bạn tập trung vào chương trình TV hoặc bản nhạc nên không nhận ra đã ăn đủ no.
Không đi mua đồ ăn khi bụng đói: Việc này khiến bạn nhanh chóng tìm thứ gì đó lấp đầy cơn đói mà không màng tới thành phần dinh dưỡng, tính toán lượng calories nạp vào cơ thể. Tốt nhất hãy lót dạ trước khi đi mua thức ăn, bạn cũng nên lập sẵn danh sách những món đồ cần mua để đỡ mất thời gian, tránh sa ngã vào những quầy hàng không thực sự cần thiết.
Hạn chế uống nước ngọt: Một lon nước ngọt có khoảng 140 g calories và 39 g đường nên bạn chắc chắn sẽ tăng cân nếu sử dụng thức uống này mỗi ngày. Một thí nghiệm đã chỉ ra phụ nữ chỉ uống 1 lon nước ngọt mỗi tuần có thể giảm khoảng 450 g và thay đổi rõ rệt về vóc dáng so với những người không cắt giảm lượng nước ngọt nạp vào cơ thể.
Không uống nước đóng chai: Một nghiên cứu đã chỉ ra chai nhựa chứa BPA, một chất hóa học gây mệt mỏi, tăng cân và làm rối loạn quá trình tiết hormone. BPA còn làm giảm tiết insulin và tăng sự hình thành của tế bào tạo mỡ.
Ăn đúng bữa: Một thí nghiệm đã đưa ra kết luận rằng những người ăn trưa muộn (từ 15 - 16h) giảm được ít cân hơn nhóm người ăn trưa vào lúc 13h30. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc ăn bữa tối trước 20h sẽ nạp vào cơ thể ít calo hơn. Cả hai nghiên cứu này đều chứng minh rằng thời gian ăn uống cân bằng và hợp lý sẽ giúp thỏa mãn sự thèm ăn của bạn. Việc ăn không đúng bữa có thể khiến bạn quá đói, từ đó nạp vào cơ thể nhiều thức ăn hơn.
Thay đổi thói quen ăn salad: Một đĩa salad thuần rau, hạn chế sốt hay các loại pasta trộn kèm sẽ giúp công cuộc giảm cân của bạn hiệu quả hơn.
Cố gắng giữ khẩu phần ăn ngoài và ở nhà tương đương nhau: Thông thường khi đi ăn nhà hàng bạn sẽ ăn nhiều hơn so với ăn tại nhà. Việc tiêu thụ nhiều hơn mức ăn hàng ngày sẽ làm cơ thể chuyển hóa lượng calo thừa thành chất béo. Quá trình trao đồi chất càng chậm thì cơ thể càng dễ tăng cân.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....