Người Việt vẫn quan niệm rằng, đầu năm mới nếu luôn gặp những điều may mắn, tốt lành thì cả năm sẽ được suôn sẻ và hưởng lộc. Vì vậy, mỗi gia đình cần phải tham khảo ngay 15 điều cần kiêng kỵ sau đây trong ngày Tết Nguyên Đán.

Không đổ rác ngày mồng Một

Kiêng quét nhà, đổ rác là những điều dễ thấy ở nhiều gia đình Việt Nam và Trung Quốc trong những ngày đầu năm mới. Bởi vì, theo quan niệm từ người xưa, quét nhà, đổ rác trong ngày đầu năm sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà.

Từ đó, tiền tài không thể tới với gia đình của bạn được. Hoặc nếu có quét bụi bẩn hay rác thì bạn cũng phải để ở một góc nhà và không được hốt chúng đổ đi.

Kiêng quét nhà, đổ rác là những điều dễ thấy ở nhiều gia đình Việt Nam và Trung Quốc trong những ngày đầu năm mới - Ảnh minh họa: Internet

Không cho nước đầu năm

Nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ. Vì vậy, người Việt Nam luôn quan niệm rằng nước tượng trưng cho sự sinh sôi tài lộc ”Tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp thường tượng trưng cho sự may mắn, an lành và hạnh phúc.

Không đi chúc Tết sáng mồng Một

Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết vào sáng đầu năm, vì không muốn xông đất nhà người khác. Đối với các gia đình Việt, người xông đất rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình đó trong suốt một năm. Cho nên trong ngày mồng một Tết, người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân mà thôi.

Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết vào sáng đầu năm, vì không muốn xông đất nhà người khác - Ảnh minh họa: Internet

Tránh người có tang đi chúc Tết

Tết Nguyên đán là ngày vui của mọi nhà. Vì vậy, những gia đình có tang sẽ được cất khăn tang trong vòng 3 ngày. Ngày mồng 1 đầu năm, người có tang cũng kiêng đi chúc Tết, xông đất các nhà khác. Bởi theo quan niệm của người xưa, những người này nếu đi chúc Tết thì sẽ khiến chủ nhà gặp xui xẻo cả năm.

Còn nếu như có người mất vào ngày mồng 1 Tết thì gia đình đó sẽ chưa phát tang vội mà phải đợi tới sáng mồng 2. Hoặc có người mất vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình đã định liệu được trước thì nên chôn cất ngay trong ngày đó.

Làm rơi vỡ đồ dùng gia đình

Gương, bát, đĩa, ly… là những vật dụng rất dễ bị vỡ. Trong khi đó, người Việt Nam vẫn luôn có quan niệm việc rơi vơ đồ dùng vào những ngày đầu năm sẽ khiến gia đình đó không gặp được điều cát lành. Bên cạnh đó, rơi vỡ đồ còn báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ của gia đình trong năm ấy.

Từ xưa, người Việt Nam vẫn luôn có quan niệm việc rơi vỡ đồ dùng vào những ngày đầu năm - Ảnh minh họa: Internet

Không tranh cãi, bất hòa

Vào những ngày Tết, người Việt Nam thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho không khí trong một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.

Động tới dao kéo

Vào ngày mồng 1, người Việt thường tránh dùng các vật nhọn như dao, kéo. Bởi vì, những vật này có sát khí, có thể cắt đứt lương duyên cũng như tài vận, tuổi thọ của gia chủ. Để khắc phục điều này, các gia đình nên cất bớt dao kéo, chỉ cần để lại những cái cần dùng là được.

Dao, kéo là những vật có sát khí, có thể cắt đứt lương duyên cũng như tài vận, tuổi thọ của gia chủ - Ảnh minh họa: Internet

Mặc quần áo màu đen - trắng

Màu đen và trắng tượng trưng cho sự tang tóc, điều xui xẻo. Do đó, vào ngày Tết mọi người thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Thay vào đó, người Việt Nam thường mặc những bộ quần áo mới với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng với mong muốn một năm mới luôn gặp nhiều may mắn, vui vẻ.

Màu đen và trắng tượng trưng cho sự tang tóc, điều xui xẻo - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng kim chỉ

Người xưa quan niệm rằng, việc may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ vất vả, khổ sở, chịu cảnh thiếu trước hụt sau trong năm đó. Đồng thời, nhiều người còn quan niệm rằng, phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết sau này mắt con sẽ bị dẹt như cây kim.

Không vay mượn đầu năm

Ngày đầu năm mỗi người Việt đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ. Vì theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt.

Ngày đầu năm mỗi người Việt đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ - Ảnh minh họa: Internet

Đóng cửa nhà

Đóng cửa nhà ngày Tết sẽ khiến gia đình nghèo đói, túng thiếu, trừ khi đi chúc Tết, thăm hỏi. Bởi theo quan niệm dân gian, đóng cửa nhà sẽ khiến các vị thần linh không thể vào chơi nhà. Đồng thời, việc làm này còn thể hiện sự bất kính đối với các vị thần linh. Do đó, gia đình sẽ nghèo phải chịu cảnh nghèo khó quanh năm.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm