10 cách an toàn giúp bà bầu xóa tan nỗi lo nghẹt mũi, không cần dùng đến thuốc
Có khoảng 30% bà bầu gặp phải triệu chứng nghẹt mũi trong thai kỳ. Tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé nhưng khiến chị em cảm thấy khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Bà bầu mắc chứng viêm mũi chủ yếu do hiện tượng thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Trong giai đoạn này, hormonoe estrogen gia tăng khiến vùng niêm mạc mũi bị sưng viêm sinh ra lượng lớn chất nhầy. Quá trình lưu thông máu cũng khiến các mao mạch mũi bị sưng phồng cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi.
Bà bầu bị ngạt mũi không nên dùng thuốc, thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số giáp pháp an toàn cho thai kỳ ngay tại nhà.
Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao?
1. Hít hơi nước
Cách nhanh nhất để cải thiện tình trạng nghẹt mũi là hít hơi nước. Bà bầu hãy lấy một ít nước nóng cho vào bát. Tiếp đến, trùm khăn lên đầu và từ từ hít thở sâu trong khoảng từ 3 – 5 phút.
2. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ cũng giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu. Hoạt động này làm tăng độ ẩm trong phòng và giúp bạn hết nghẹt mũi. Bà bầu lưu ý nên vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên và thay nước để vi khuẩn không phát triển.
3. Vệ sinh mũi bằng nước muối
Nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào hai bên mũi hoặc cho vào bình xịt và xịt theo hướng thẳng đứng vào trong khoang mũi sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quả ở bà bầu.
4. Ngửi hỗn hợp muối, baking soda
Bà bầu bị nghẹt mũi có thể lấy một ít nước sạch, thêm một muỗng cà phê muối và baking soda trộn đều. Tiếp đến, đổ một ít vào lòng bàn tay rồi ngửi liên tục đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm. Lặp lại 2 - 3 lần mỗi ngày đến khi triệu chứng nghẹt mũi thuyên giảm.
5. Xì một bên mũi
Giữ một lỗ mũi bằng ngón tay cái và nhẹ nhàng xì bằng mũi bên kia. Không khí thoát qua lỗ mũi sẽ làm thông thoáng lối đi. Lặp lại tương tự với bên mũi còn lại để giảm cảm giác nghẹt mũi.
6. Kê cao đầu khi ngủ
Khi bị nghẹt mũi, bà bầu nên kê cao gối để đầu ở vị trí cao hơn khi ngủ. Hoạt động này sẽ giảm nguy cơ nghẹt mũi và chứng ợ nóng trong thai kỳ.
7. Tập thể dục
Các động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ nhanh sẽ làm giảm nguy cơ nghẹt mũi ở bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu nên lựa chọn những khu vực không khí trong lành để tình trạng nghẹt mũi không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
8. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin C
Bà bầu bị nghẹt mũi đừng quên uống nhiều nước để đảm bảo cân bằng điện giải. Cắt giảm lượng lượng caffeine và đồ uống chứa caffein sẽ tránh nguy cơ mất nước cho bà bầu. Ngoài ra, bà bầu bị nghẹt mũi nên tăng cường vitamin C trong chế độ ăn uống. Các loại quả kiwi, cà chua, cam và ớt chuông... đều chứa lượng lớn vitamin C.
9. Bấm huyệt
Để thoát khỏi tình trạng nghẹ mũi, bà bầu hãy dùng ngón tay cái nhấn các điểm tại khu vực sống mũi và hốc mắt trong khoảng năm phút. Bà bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn sau khi thực hiện động tác này.
10. Uống trà gừng
Gừng chứa các dưỡng chất chống viêm. Bà bầu bị nghẹt mũi hãy bắt đầu ngày mới với một tách trà gừng nóng bằng cách pha gừng tươi nghiền nhỏ và một ít mật ong. Đồ uống này có tác dụng làm sạch đường mũi cực kỳ hiệu quả.
Nếu áp dụng những cách trị nghẹt mũi trên không hiệu quả, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp đẩy lui hiện tượng khó chịu này trong thai kỳ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.