Phụ Nữ Sức Khỏe

8 lỗi của mẹ bầu khiến thai nhi còi cọc, kém phát triển

Để đảm bảo thai nhi được phát triển toàn diện, mẹ bầu cần chú ý những lỗi lớn sau để tránh mắc phải.

Nhịn ăn

Một số mẹ bầu có thời kỳ ốm nghén khủng khiếp đã quyết định nhịn ăn để phản đối các cơn ói. Thế nhưng điều này sẽ khiến mẹ mệt mỏi, thiếu chất và thai nhi phát triển bất thường. Lời khuyên là mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ tiếp nhận và nên uống sữa bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Ăn quá nhiều

Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều so với mức cần thiết thì chất dinh dưỡng sẽ được tích trữ trong cơ thể mẹ dưới dạng mỡ và gây béo phì. Ăn quá nhiều không phải là cách khiến trẻ phát triển tốt hơn. Trẻ cũng sẽ béo lên giống như mẹ và đẩy mẹ và tình thế khó khăn khi sinh nở. Do đó, ăn uống hợp lý luôn là điều mẹ bầu nên làm.


Ăn nhiều đường

Lượng đường trong máu mẹ bầu cao có thể gây ra các tình trạng như béo phì, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, khó sinh… Ngoài ra, mẹ bầu có lượng đường trong máu cao thường có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh và nhiễm khuẩn. Vì vậy, ăn nhiều đường trong thai kỳ là một cách ăn uống không tốt. Mẹ bầu nên để ý.

Bổ sung thừa canxi

Lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu tăng từ 800mg trong ba tháng đầu đến 1.200 mg trong ba tháng cuối thai kỳ. Lượng canxi này cần được bổ sung đầy đủ để xây dựng hệ xương cho trẻ, tránh loãng xương ở mẹ bầu. Tuy nhiên, việc cung cấp nhiều hơn nhu cầu cơ thể cũng khiến trẻ đối mặt với các bệnh như: trẻ sinh ra sớm đóng thóp, xương hàm nhô, động mạch chủ thu nhỏ…

Lười bổ sung i-ốt

 Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. Tuyến giáp chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, thính giác và tinh thần của đứa trẻ. Nếu hormone tuyến giáp không được hoạt động tốt, chúng sẽ dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ tăng trưởng chậm, không biết phản ứng, thậm chí điếc, rối loạn tâm thần…hay còn gọi là bệnh Down. Hiện nay, bệnh Down vẫn chưa hề có thuốc chữa trị dứt điểm.

Thiếu hụt Mangan (Mn) khi mang thai

Thiếu Mn trong khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển xương, tạo khả năng xuất hiện các biến dạng khớp nghiêm trọng. Vì vậy khi mang thai, chị em phải chú ý đến hàm lượng Mn. Nói chung, nếu một người phụ nữ mang thai ăn ngũ cốc và rau đầy đủ thì việc thiếu Mn thường không xảy ra. Nhưng nếu ăn thực phẩm chế biến hoặc tổng hợp quá thường xuyên sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt Mn

Ăn quá nhiều chất béo

Với một số bệnh như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… dù không trực tiếp bị gây ra bởi chất béo nhưng chất béo là một tác động khiến cơ thể mắc các chứng bệnh này vì chúng kích thích tổng hợp prolactin là nguyên nhân trực tiếp gây nên các chứng bệnh ung thư trên.

Theo nhiều nhà khoa học, ung thư các cơ quan có liên quan đến đường sinh sản này có tính chất di truyền từ mẹ sang con. Do đó, mẹ tránh ăn nhiều chất béo trong thai kỳ cũng là một cách để phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con.

Cung cấp thiếu hoặc thừa protein

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng cần được cung cấp đủ trong thai kỳ, không chỉ đảm bảo cho cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn giúp cho thai nhi phát triển hoàn thiện. Do đó, nếu lượng protein thiếu, thai nhi sẽ kém phát triển.

Tuy vậy, việc cung cấp thừa protein cũng khiến cho thai phụ bị mắc các chứng chán ăn, cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng hoặc cơ thể sinh ra hydrogen sulfide, histamine và một số hợp chất khác… chúng có hại cho cơ thể, thường gây đầy hơi, kém ăn, chóng mặt…

Theo Thùy Trang/Khỏe và đẹp

Tin liên quan

7 thực phẩm giàu axit folic phòng ngừa dị tật thai nhi rất tốt cho mẹ bầu

Axit folic (folate) là dưỡng chất bà bầu cần cung cấp cho cơ thể ngay từ những tháng đầu thai...

Những thói quen xấu của bố gây hại thai nhi, vợ chưa bầu chồng đã nên bỏ

Không chỉ thói quen sinh hoạt của mẹ bầu mà cả những người thân xung quanh cũng có thể ảnh...

6 món canh giải nhiệt cho mẹ bầu, bổ dưỡng cho thai nhi những ngày nắng nóng

Những món canh thanh mát không chỉ giúp mẹ bầu giải nhiệt mà còn bổ sung đầy đủ chất dinh...

Bà bầu đừng ngại nhờ chồng nấu ăn, ở trong bếp lâu không hề tốt cho thai nhi

Bếp là môi trường có nhiều vi khuẩn và hóa chất, gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và...

Thời điểm thai nhi đạp nhiều nhất, dễ trò chuyện nhất nhưng rất ít mẹ để ý

Cảm giác kỳ diệu mỗi lần con đạp là những kỷ niệm mẹ bầu không thể nào quên. Đây chính...

Đêm nào thai nhi cũng "tung chưởng" khiến mẹ mất ngủ, bố nhớ làm 5 việc này!

Mất ngủ, khó ngủ là một trong những vấn đề khiến mẹ bầu mệt mỏi nhất trong suốt thai kỳ....

6 loại dị tật ở thai nhi mẹ bầu có đi siêu âm đều mỗi tháng cũng khó phát hiện

Theo các chuyên gia, siêu âm thai chỉ phát hiện được 70-80% dị tật ở thai nhi và đáng tiếc...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 19 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 19 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 19 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình