Thời tiết thay đổi khiến bạn dễ bị cúm làm cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn. Trong trường hợp này, việc chú trọng dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch là việc làm quan trọng hàng đầu.
Ngoài những thực phẩm nên bố sung vào thực đơn, bạn cũng nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm khiến tình trạng cúm trở nên trầm trọng, thời gian mắc bệnh lâu hơn.
Người bị cúm không nên ăn gì?
1. Thực phẩm có đường
Thực phẩm nhiều đường không bao giờ là lựa chọn khoa học của những người bị cúm. Chế độ ăn nhiều đường trong thời kỳ bị cúm có thể gây viêm, đặc biệt đối với những người bị viêm xoang.
Người bị cúm ăn thực phẩm có đường sẽ khiến chất nhầy trong khoang mũi khó tiêu biến, tạo điều kiện cho các loại virus cúm phát triển mạnh hơn. Do đó, cần hạn chế tối đa thực phẩm này khi bị cúm.
2. Sản phẩm từ sữa
Tình trạng cảm cúm ở một số người sẽ nặng nề hơn khi sử dụng các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa tươi, pho mát...). Tuy nhiên, sản phẩm từ sữa giàu protein và vitamin D ít nhiều giúp cơ thể bạn chống lại hiện tượng nhiễm trùm khi mắc cúm. Bạn có thể ăn sữa chua - sản phẩm chứa lợi khuẩn giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột.
3. Các loại thịt
Mặc dù thành phần protein trong các loại thịt cung cấp năng lượng cho người bị cúm nhưng chúng cũng chứa nhiều chất béo khiến cơ thể người bệnh khó tiêu hóa hơn.
Để nhanh khỏi cúm, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung nguồn protein thông qua trứng và nguồn protein từ thực vật như các loại hạt, đậu lăng, gạo trắng.
4. Các loại ngũ cốc tinh chế
Thành phần carbohydrate tinh chế trong dạng ngũ cốc này rất dễ phân hủy thành đường trong cơ thể làm tăng đột biến glucose trong máu. Kết quả là người bị cúm sẽ nhanh thấy đói. Mặt khác, carbohydrate tinh chế khiến tình tình trạng viêm khi mắc cúm khó thuyên giảm hơn.
Do đó, thay vì ăn ngũ cốc tinh chế, bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, gạo lứt... để có cảm giác no lâu và nhận được nhiều dưỡng chất.
5. Đồ uống chứa caffein
Uống nhiều nước là nguyên tắc hàng đầu giúp cân bằng điện giải khi bị ốm. Đối với người mắc bệnh cúm, cơ thể sẽ có nguy cơ bị mất nhiều nước kèm theo các triệu chứng như đổ mồ hôi, sốt, nôn mửa...
Trong tình huống này, bạn hãy tích cực bổ sung nước. Song song đó, nên hạn chế các đồ uống chứa caffeine có tính chất lợi tiểu. Cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi khi bị cúm cũng là lý do không nên dùng các đồ uống chứa các chất kích thích như cà phê, trà.
6. Đồ uống chứa cồn
Khi cơ thể bạn bị mất nước, chất nhầy trong mũi, cổ họng và phổi có thể bị khô, làm tắc nghẽn xoang và đường hô hấp. Rượu và các đồ uống chứa cồn có thể khiến bạn bị nhiễm trùng phổi khi bị cúm. Do đó, cần tuyệt đối nói "không" với thức uống chứa cồn khi bị cúm.
7. Thực phẩm chức năng
Một số người thường sử dụng sản phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng khi bị cúm. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những sản phẩm này.
Cách tốt nhất để bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chính là ăn đa dạng các loại rau củ quả, trái cây như dâu tây, kiwi, xoài, rau muống.
8. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, pizza có chứa nhiều chất béo chuyển hóa, dầu thực vật làm gia tăng tình trạng viêm, ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Thức ăn nhiều dầu mỡ cũng khiến người bị cúm khó tiêu hóa, gia tăng cảm giác buồn nôn.