Nghiện tình dục là một chứng bệnh khá “nhạy cảm” và chính vì lẽ đó, chị em thường hiếm khi thảo luận công khai về nó như những vấn đề sức khỏe thông thường. Hãy kiểm tra xem bạn có mắc phải một trong những quan niệm sai lầm dưới đây hay không để trang bị cho mình những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này.
“Bất kỳ ai xem phim khiêu dâm hoặc làm “chuyện ấy” mỗi ngày đều mắc chứng nghiện tình dục”. Trên thực tế, một người nghiện tình dục có thể có lối sống như vậy nhưng bạn không thể suy diễn theo chiều ngược lại. Thực chất, các nhà trị liệu tình dục đã chỉ ra rằng chứng nghiện sex rất ít liên quan đến tần suất “yêu”. Trái lại, nó được đánh giá và chẩn đoán dựa trên những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ và đặc biệt là việc muốn chấm dứt những ám ảnh về sex nhưng không thể.
“Chồng tôi suốt ngày đòi hỏi chuyện ấy trong khi tôi chẳng mấy hứng thú, có lẽ anh ấy đã mắc chứng nghiện sex”. Sự chênh lệch về nhu cầu gần gũi của một cặp đôi không thể xem là dấu hiệu chỉ ra tình trạng nghiện sex ở người có ham muốn mạnh mẽ hơn. Đôi lúc, thực tế là nhu cầu của người vợ quá thấp so với độ tuổi của mình, khiến họ luôn có cảm giác chồng mình đòi hỏi quá nhiều và có vẻ giống như bị nghiện tình dục.
“Những người mắc chứng nghiện tình dục đều bị lạm dụng hoặc xâm hại khi còn nhỏ”. Đây là quan niệm ấu trĩ mà nhiều người vẫn đinh ninh là đúng, bởi họ đọc được quá nhiều câu chuyện viết về tuổi thơ “không bình thường” của những người nghiện tình dục. Nhưng thực tế là, không ít người mắc chứng nghiện sex chẳng hề có vấn đề gì trong tuổi thơ, mà do sự tiếp xúc với các nội dung khiêu dâm quá thường xuyên hoặc do lượng hormone quyết định nhu cầu tình dục trong cơ thể quá cao.
“Chỉ có nam giới mới mắc chứng nghiện sex”. Đúng là “chuyện ấy” với cánh mày râu thường có vẻ dễ xảy ra hơn so với phái yếu – những người luôn đề cao sự kết nối tình cảm trong các mối quan hệ có tình dục. Nhưng thực tế, cũng có không ít nữ giới tìm đến các trung tâm trị liệu tình dục để chữa trị chứng bệnh này.
“Chứng nghiện sex không thể chữa khỏi”. Đây cũng là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và thiếu cơ sở khoa học. Có rất nhiều cách để chữa trị triệt để chứng nghiện tình dục, tùy theo nguyên nhân mắc bệnh và diễn tiến bệnh ở mỗi cá nhân. Ngày nay, điều quan trọng nhất là bạn có dám đối mặt với vấn đề của mình và đến gặp các chuyên gia trị liệu hay không mà thôi.
“Chỉ có người trưởng thành mới mắc chứng bệnh này”. Các bậc phụ huynh hãy bỏ ngay quan niệm sai lầm này, bởi lẽ các thanh thiếu niên cũng là đối tượng dễ mắc chứng nghiện tình dục không kém so với người trưởng thành. Thậm chí, chúng còn là đối tượng cần quan tâm hơn rất nhiều do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về tình dục và có thể gây nên những hậu quả tồi tệ khi che giấu vấn đề của mình.
“Bạn không được phép làm chuyện ấy khi đang điều trị chứng nghiện tình dục”. Nhiều người lầm tưởng việc điều trị chứng nghiện sex cũng tương tự như nghiện rượu, muốn chữa khỏi phải “cai” hoàn toàn trong thời gian trị liệu. Thực tế hoàn toàn không phải vậy. Bạn vẫn có thể quan hệ tình dục trong khi đang chữa trị, nhưng sẽ được tư vấn để có thể phát triển và duy trì một thái độ lành mạnh với “chuyện ấy”.
Vì nghiện sex nên tôi phải trả giá Nhiều khi thấy tôi quá chủ động trong chuyện ấy, ham muốn lại quá lớn nên đã làm cho người yêu tôi cảm thấy sợ. Anh tìm cách tránh... |
Chồng nghiện sex và coi tôi như búp bê tình dục Có lẽ, nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ tôi là người phụ nữ thành đạt, hạnh phúc với cuộc sống đầy đủ và người chồng đẹp mã... |
Theo nghiên cứu của ĐH California (Mỹ), chứng nghiện sex cũng có thể do rối loạn thần kinh chức năng. |
Nghiện sex cũng giống như nhiều loại nghiện khác: rượu, ma tuý, thuốc lá…, con nghiện thường rơi vào trạng thái khổ sở, dằn vặt, b... |