Phụ Nữ Sức Khỏe

7 công dụng tuyệt vời của quả sung đối với bà bầu, chị em đừng bỏ lỡ

Nếu đang gặp các triệu chứng ốm nghén, ợ hơi, chán ăn, mệt mỏi... khi mang thai, bà bầu hãy thêm quả sung vào danh sách thực phẩm cần ăn trong thai kỳ. 'Nhỏ mà có võ', quả sung đem lại rất nhiều công dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Giá trị dinh dưỡng của quả sung

Quả sung tên khoa học là ficus glomerata, còn có tên gọi khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhạt quả, mật quả…. Sung thuộc họ dâu tằm, mọc nhiều ở Việt Nam và khu vực Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương...

Trong quả sung có chứa cả 2 loại đường glucose và saccarose, nhiều loại acid tốt cho sức khỏe (acid oxalic, acid shikimic, acid citric, acid malic….), vitamin C, vitamin B1, một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, kali…

Quả sung cực kỳ tốt cho sức khỏe con người - Ảnh minh họa: Internet

Theo các tài liệu Đông y, quả sung vị ngọt, tính bình có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, tiêu thũng giải độc, kiện tỳ ích vị được dùng để chữa các chứng viêm ruột, táo bón, trĩ, sa trực tràng, phong thấp, mụn nhọt lở loét, sản phụ thiếu sữa… Kết quả nghiên cứu của dược lý thực nghiệm khẳng định tác dụng của quả sung trong việc chữa trị táo bón, hạ huyết áp, ngăn ngừa ung thư.

Tác dụng của quả sung đối với bà bầu

Trong bữa ăn hàng ngày, nhiều gia đình không chỉ đơn thuần sử dụng sung như một món ăn mà còn xem nó như một phương thuốc chữa bệnh tự nhiên hữu hiệu. Đối với bà bầu, đây chính là “vị cứu tinh” cho các chứng ốm nghén, táo bón, ợ nóng và nhiều công dụng khác.

Giảm ốm nghén hiệu quả

Vitamin B6 trong quả sung đóng vai trò chuyển hóa các chất, giảm các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi, uể oải và tái tạo nhiều tế bào mới cho thai nhi. Những bà bầu thường xuyên đối mặt với chứng ốm nghén nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày, đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ.

Ngăn ngừa táo bón

Bà bầu ăn vài quả sung chín mỗi ngày sẽ giảm hiện tượng táo bón - Ảnh minh họa: Internet

Khả năng ngăn ngừa và trị chứng táo bón của quả sung đối với bà bầu là nhờ lượng chất xơ chiếm phần lớn trong thịt quả.

Khi bị táo bón, bà bầu nên ăn từ 3 – 5 quả sung chín mỗi ngày đến khi cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bà bầu có thể lấy 9g quả sung tươi sắc nước uống hàng ngày sẽ giảm chứng táo bón.

Trị ợ nóng

Quả sung chứa enzym proteolytic có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, ngăn ngừa các nguy cơ ợ nóng, ợ chua thường gặp trong thai kỳ.

Trị viêm họng

Sức đề kháng trong thời kỳ mang thai giảm sút khiến bà bầu dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là chứng viêm họng. Bài thuốc dân gian chữa viêm họng từ quả sung sẽ “cứu cánh” cho chị em trong trường hợp này.

Quả sung xanh nấu thành cao có công dụng trị viêm họng hiệu quả cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ bầu lấy khoảng 200g quả sung tươi gọt vỏ, thái mỏng rồi đem sắc nước đến khi cô lại thành cao. Dùng cao trái sung ngậm liên tục trong 3 – 5 lần mỗi ngày, liên tục trong vòng 3 ngày. Bà bầu bị ho có đờm, ho khan có thể nấu cháo với quả sung tươi ăn thường xuyên sẽ nhanh khỏi mà không cần sử dụng thuốc.

Ổn định huyết áp

Nguyên tố kali trong trong quả sung đóng vai trò cân bằng lượng kali và natri trong cơ thể. Huyết áp bà bầu sẽ duy trì ở mức ổn định, nồng độ đường trong máu cũng ở mức vừa phải, giảm thiểu nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Bổ sung canxi  

Nhu cầu canxi của bà bầu trong thai kì tăng lên đến mức 1000 – 1500mg mỗi ngày. Để bổ sung canxi cho cơ thể mẹ và bé, chị em có thể sử dụng viên uống canxi và tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, trong đó có quả sung.

Hỗ trợ hệ thần kinh thai nhi

Thiếu hụt omega – 3  sẽ khiến trí não trẻ phát triển trì trệ, mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Bổ sung thành phần này từ quả sung trong một số bữa ăn chính là giải pháp được khuyến khích cho các bà bầu.

Quả sung có rất nhiều công dụng đối với bà bầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chị em không nên ăn quá nhiều sung trong cùng một thời điểm. Ăn nhiều sung có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như: Xuất huyết trực tràng, tụt đường huyết, ảnh hưởng đến lác lách – cơ quan sản xuất bạch cầu.

* Thông tin mang tính tham khảo.

Hồng Ngân (T.H)

Tin liên quan

Thực hư thông tin bà bầu ăn lá lốt mất sữa

Với hương thơm đặc trưng, lá lốt thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon. Đối với...

Bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi?

Trong 3 tháng đầu, bà bầu cần tuyệt đối kiêng cử việc ăn các thực phẩm có hại, tránh các...

Mẹo chữa nấc cụt nhanh chóng, an toàn cho bà bầu

Hiện tượng nấc cụt không nguy hiểm nhưng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Chỉ với những...

Bà bầu ăn kim chi có được không?

Kim chi là thực phẩm phổ biến, dễ ăn, được làm chủ yếu từ rau cải. Tuy nhiên, nhiều chị...

Bà bầu ăn chôm chôm có tốt cho mẹ và bé không?

Bà bầu ăn chôm chôm sẽ nhận được nguồn dưỡng chất thiết yếu, giúp tăng sức đề kháng, da dẻ...

Những loại sữa nào bà bầu nên uống khi mang thai?

Thị trường sữa đa dạng khiến không ít bà bầu hoang mang về những loại sữa tốt cho mẹ và...

Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt cực kỳ hiệu quả, không làm hại đến thai nhi

Bà bầu bị đau răng có thể sử dụng lá lốt để giảm đau một cách an toàn mà không...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

45 phút trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

46 phút trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

46 phút trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

23 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

23 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 14 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 14 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 15 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình