Bài học số 1
Bạn tôi ưng ý một chiếc máy tính, cần khoảng 30 triệu, thu nhập mỗi tháng của cậu ta chỉ có 7 triệu.
Vợ cậu ta nói với cậu ta rằng: “Anh điên rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn”.
Cậu ta hỏi tôi phải làm sao. Tôi nói: “Cậu không xứng với chiếc máy tính kia, đến thứ mà mình thích cũng không có dũng khí đi giành lấy, thì sau này cậu định lăn lộn trong xã hội thế nào?”.
Cậu ta cắn răng mua chiếc máy tính kia. Để trả nợ, cậu ta bắt đầu tìm một số công việc làm thêm. Cuối cùng, cậu ta đã trả hết nợ trong vòng một tháng. Vợ cậu ta không vì sự điên cuồng của cậu ta mà bỏ cậu ta. Cô ta dẫn cậu ta vào một siêu thị xe, nói: “Ông xã, chúng ta mua trả góp chiếc xe BMW này nhé”. Ban đầu cậu ta giật nảy mình, tưởng vợ mình điên. Một năm sau, cậu ta đã trả được hết khoản tiền của chiếc xe đó.
Kết luận: Đến vật và người mà mình thích bạn cũng không có dũng khí giành lấy, vậy thì bạn đã được định trước là một kẻ thất bại.
Bài học số 2
Ngày xưa, có ông vua cai trị ở một đất nước phồn vinh nọ. Một ngày kia, vị vua đi ngao du sơn thủy. Khi quay trở lại hoàng cung, vị vua phàn nàn chân mình rất đau, bởi vì đây là lần đầu tiên vua phải trải qua một cuộc hành trình dài như thế và chặng đường ông đi lại rất gồ ghề, đá lởm chởm.
Sau đó, vị vua hạ lệnh – cho bọc tất cả con đường trong đất nước lại bằng da. Điều này sẽ dẫn đến việc phải cần hàng ngàn bộ da bò và một số lượng khổng lồ tiền bạc.
Bỗng có một hôm, người vợ của tên hầu nhà vua đã dũng cảm hỏi nhà vua: “Tại sao ngài lại tốn một số lượng tiền không cần thiết như thế?Tại sao ngài không dùng một miếng da nhỏ để bọc lại chân của ngài?”.
Nhà vua ngạc nhiên, nhưng rồi ông cũng đồng ý làm một đôi giày.
Kết luận: Để có một cuộc sống, một nơi chốn hạnh phúc để sống, tốt hơn là bạn nên thay đổi chính mình, suy nghĩ của bạn, trái tim bạn – chứ không phải bắt thế giới thay đổi bởi “Nếu bạn thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi”.
Bài học số 3
Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống nước, bèn quyết tâm cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào nó, đã bị nó chích vào tay. Vị thiền sư không sợ hãi, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị chích. Người bên cạnh nói: “Nó lúc nào chẳng chích người, hà tất phải cứu nó?”. Vị thiền sư đáp: “Chích người là bản năng của con bọ cạp, còn lương thiện là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của nó, mà vứt bỏ bản năng của tôi?”.
Kết luận: Lỗi sai của chúng ta nằm ở chỗ, bởi vì đám đông mà thay đổi bản thân.
Bài học số 4
Có người hỏi một người nông dân: “Có trồng lúa mạch không?”.
Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ trời sẽ không mưa”.
Người kia lại hỏi: “Vậy anh có trồng cây bông không?”.
Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ sâu sẽ ăn nó mất”.
Người kia lại hỏi: “Vậy anh trồng gì?”.
Người nông dân đáp: “Không trồng gì cả, tôi muốn an toàn”.
Kết luận: Một người không tình nguyện bỏ ra, không tình nguyện mạo hiểm, thì “không làm nên trò trống gì” đối với anh ta mà nói là chuyện quá hiển nhiên.
Bài học số 5
Ở một thị trấn nhỏ, có một vị thương nhân đến mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở một nhà hàng. Người thứ ba đến, mở một siêu thị. Thị trấn này chẳng mấy chốc đã trở nên sầm uất, phồn hoa.
Ở một thị trấn khác, một thương nhân mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở trạm xăng dầu thứ hai. Người thứ ba đến, mở trạm xăng dầu thứ ba. Chuyện làm ăn không phát đạt như họ tưởng.
Kết luận: Cứ một mực đi theo con đường của người khác, tất sẽ thất bại.
Bài học số 6
Một nhà có ba người con trai, họ trưởng thành trong những trận cãi vã không ngừng của cha mẹ, mẹ của họ lúc nào cũng bị cha họ đánh đập thương tích đầy mình.
Người con cả nghĩ: Mẹ thật đáng thương! Sau này mình phải đối tốt với vợ mình hơn.
Người con thứ hai nghĩ: Kết hôn thật chẳng có nghĩa lý gì, sau này mình lớn lên chắc chắn sẽ không lấy vợ!
Người con thứ ba nghĩ: Thì ra, chồng có thể đánh đập vợ như vậy!
Kết luận: Cho dù môi trường sống giống nhau, nếu cách tư duy không giống nhau, sẽ kéo theo những cuộc đời không giống nhau.
Bài học số 7
Anh A đi xe đạp, hai chân gắng sức đạp, 1 tiếng đồng hồ chỉ có thể đi được quãng đường khoảng 10 km.
Anh A lái xe ô tô, một chân nhấn vào ga, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 100 km.
Anh A ngồi tàu cao tốc, nhắm mắt lại, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 300 km.
Anh A ngồi máy bay, ăn đồ ăn ngon, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 1000 km.
Kết luận: Cùng một người, cùng sự cố gắng, thế nhưng khác nhau ở bệ phóng, kết quả sẽ khác nhau.
Nói tóm lại : Tâm thái vui vẻ lạc quan chính là phương thức phẫu thuật tốt nhất sống ở đời dù bạn phải trải qua bất cứ chuyện gì.
Cuộc sống là vậy, có lúc thăng, có lúc trầm, điều quan trọng là phải kiên trì, vui vẻ vượt qua, điều tốt đẹp hơn sẽ đến với bạn!.