1. Không tăng lượng chất xơ quá nhanh
Thay vì tăng lượng chất xơ nhanh chóng, hãy lên kế hoạch từng bước để thêm chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể thêm các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, rau, trái cây và bánh mì ngũ cốc.
2. Không phụ thuộc vào một loại thực phẩm
Không phụ thuộc hoàn toàn vào một loại thực phẩm giàu chất xơ duy nhất hoặc dựa trên một nhóm thực phẩm đặc biệt để đáp ứng nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể. Thay vào đó, hãy hấp thu chất xơ từ tất cả các nhóm thực phẩm như ngũ cốc, đậu, trái cây, rau, các loại hạt....
3. Uống nhiều nước
Cùng với việc tăng lượng chất xơ tiêu thụ thì bạn cũng cần chắc rằng đã thêm đủ lượng nước cần thiết. Hãy tăng lượng nước uống để không gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón. Ngoài ra, ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể gây tiêu chảy hoặc khiến bệnh này trầm trọng hơn.
4. Cân đối các thực phẩm giàu chất xơ
Tạo một danh sách các loại thực phẩm giàu chất xơ và đảm bảo rằng bạn đang duy trì mức tiêu thụ phù hợp. Hãy tiêu thụ rau và salad ít nhất hai lần một ngày, trái cây khoảng 2-3 phần ăn mỗi ngày và dùng các loại hạt, đậu cho bữa ăn vặt.
5. Ưu tiên chất xơ từ nguồn tự nhiên
Tiêu thụ chất xơ từ các nguồn thực phẩm tự nhiên luôn tốt hơn các loại thuốc nhuận tràng và thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ.