Không nên uống quá nhiều nước khoáng
Sự hiện diện của các loại muối khác nhau trong nước khoáng có thể cản trở việc bài tiết nước ra khỏi cơ thế, bởi vậy dễ làm gia tăng tình trạng phù thũng cũng như các vấn đề về thận ở phụ nữ đang mang thai. Chưa kể, với những chai nước khoáng đã mở ra tên 24 giờ mà chưa uống hết, nó sẽ tích lũy nitrit độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Không nên đợi đến khi khát mới uống
Bác sĩ F. Batmanghelidj đã ghi lại các trạng thái các mẹ bầu khác nhau thông qua các giai đoạn mất nước, từ đó phát hiện ra nếu thai phụ đợi khát mới uống là một sai lầm. Khi tiêu thụ một lượng nước lớn trong thời gian ngắn mà không bổ sung các chất điện giải sẽ gây nên ngộ độc và điều này bất lợi lớn cho thai nhi.
Ngoài ra, khi mẹ bầu chờ khát nước mới uống sẽ khiến cơ thế khó hấp thu, uống nhanh no, dẫn đến tình trạng tức bụng. Chưa kể, việc thiếu nước trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và làm tăng các bệnh về tim mạch, trẻ cũng có nguy cơ bị thiếu nước ối.
Không nên uống nước đun sôi đã để lâu
Nhiều người thường có thói quen nấu nước thật nhiều để tiết kiệm thời gian, nhưng mẹ có biết nước đun sôi để lâu sẽ khiến các chất hữu cơ có chứa nitơ trong đó không ngừng bị phân giải thành natri nitric, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Chưa kể, khi dự trữ nước quá lâu, khó tránh khỏi tình trạng nhiễm khuẩn, lúc đó chất hữu cơ chứa ni tơ sẽ đẩy nhanh tốc độ phân giải, chất natri nitric tăng lên càng nhiều. Nếu mẹ uống vào sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy trong máu, khiến quá trình phát triển của thai nhi gặp khó khăn.
Ngoài ra, những nước đã đun sôi quá lâu trên bếp sẽ làm tăng các chất độc hại như nitrit, asen,.. Khi uống loại nước này, có thể dẫn đến hàm lượng hemoglobin thấp, thậm chí gây nhiễm trùng máu.
Vì vậy, những nước đã lâu ngày trong bình chứa, nước còn sót lại sau vài lần đun, nước đun sôi quá lâu trên bếp,… các mẹ tuyệt đối không được uống nữa. Chỉ nên uống nước đun sôi một lần, nước để không quá 24 giờ.
Nước vừa đun sôi
Uống nước khi vừa đun sôi là thói quen của nhiều người, nhưng mẹ có biết các chất hữu cơ còn sót lại trong nước kết hợp với clo sẽ tạo ra các hợp chất gây ung thư.
Các chuyên gia cho biết, cách nấu nước sôi chính xác nhất là: Sau khi lấy nước từ vòi vào ấm nên để một lát rồi mới đun; Khi nước đã sôi, mở nắp ấm. Cuối cùng, sau khi nước sôi đợi 3 phút mới tắt bếp, như vậy mới hạn chế được hàm lượng độc tố trong nước, đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn chất lượng.
Tốt nhất mẹ bầu nên 1 giờ uống nước một lần, mỗi ngày từ 1-1,5 lít nước. Vào 3 tháng cuối thai kỳ mẹ vẫn phải duy trì mỗi ngày tối thiểu 1,5 lít nước, dù không khát.
Những loại nước nào nên tránh xa?
- Nước chưa đun sôi: Bà bầu tuyệt đối không nên uống nước chưa đun sôi, bởi trong nước chưa đun sôi có thể có nhiều vi khuẩn chưa bị "tiêu diệt" nên rất có thể gây ra tiêu chảy hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Nước có caffeine: Các loại đồ uống như cà phê, rượu, bia, trà... thường có chất caffeine, dù ở lượng ít hay nhiều. Caffeine có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến xấu thai nhi qua nhau thai.
Theo nghiên cứu thử nghiệm ở động vật, caffeine có thể gây ra hở vòm miệng, dị tật ngón chân hoặc bàn chân, nứt đốt sống hoặc không có hàm, không có mắt, không đầy đủ hóa xương, chậm phát triển tăng trưởng…
Vậy nên khi mang bầu, chú ý không nên uống quá nhiều loại nước này dù là của nhãn hàng nào.
- Trà đặc: Bình thường trong trà có chứa caffeine và tanin (một chất làm cho trà có vị chát). Trong trà đặc lượng caffeine và tanin càng nhiều hơn.