Tích lũy tình bạn
Bước sang ngưỡng tuổi trung niên, người ta sợ nhất chính là sự cô đơn, lẻ loi. Khi đó, bạn bè chính là đại diện cho sự giàu có của mỗi con người. Tình bạn kéo dài 20 năm là tri kỷ, tình bạn đến năm 50 tuổi lại càng trân quý hơn. Về già, người ta gặp được bạn bè sẽ thấy vui mừng tự đáy lòng, tùy tiện nói chuyện gì cũng được, chỉ cần là nói chuyện phiếm với nhau. Nhưng mấy ai có thể giữ được tình bạn sau nhiều năm như vậy?
Cuộc sống phức tạp khó kiếm được tình bạn đơn thuần để tin cậy và dựa dẫm. Một khi đã có trong tay thì phải gìn giữ bằng sự chân thành, nhân phẩm và lòng khoan dung. Nếu bạn chưa có một vài người bạn tri kỉ như thế, vậy thì hãy dụng tâm tích lũy và xây dựng mối quan hệ ngay từ lúc này để tuổi già không phải sống trong sự cô đơn, buồn tẻ.
Học cách buông tay
Thời gian trôi qua, bạn sẽ phải học cách buông bỏ một người nào đó, một điều gì đó hoặc một hiện thực nào đó. Buông bỏ đối với những người ở tuổi trung niên không phải là sự yếu đuối, bất lực mà là thỏa hiệp. Bạn không cần phải giãy giụa trong đau khổ nữa mà hãy chọn cách tìm lối thoát cho riêng mình.
Nếu bạn đã suy nghĩ một chuyện thật lâu mà vẫn rối bời như cũ thì nên chấp nhận buông bỏ. Nếu đã đi trên một con đường rất lâu mà không thấy hi vọng tươi sáng thì nên thay đổi hướng đi. Nếu tiêu chuẩn sống mà bạn kiên trì bấy lâu đã khiến bạn mệt mỏi thì nên thay đổi. Buông bỏ để trái tim được bình yên, thanh thản và bắt đầu lại từ đầu với cái tôi hoàn toàn mới, chỉ cần có lòng tin, dũng khí và nỗ lực.
"Gieo mầm" lương thiện
Không cần đợi đến khi giàu có mới làm việc thiện, chỉ một hành động nhỏ giúp đỡ người khốn khó trong cơn hoạn nạn cũng là gieo hạt giống lương thiện. Gieo trồng yêu thương, bạn sẽ gặt hái yêu thương. Hạt giống ấy sẽ nở hoa và hương thơm của nó không chỉ dành riêng cho người trồng mà còn có sức mạnh lan tỏa và cảm hóa cả những trái tim lạnh lẽo, vô lương. Có thể, người làm việc thiện không màng báo đáp nhưng vào một thời điểm nào đó, ở một hoàn cảnh nào đó thì trời xanh tự có an bài.
Phật giáo cho rằng, những gì bạn đang gánh chịu bây giờ đều là do bạn đã khởi tâm động niệm mà thành. Những gì bạn có trong tương lai đều là do từng hành vi cử chỉ bây giờ tạo nên. Vậy nên, thiện lương với người khác cũng là thiện đãi với chính mình.
* Thông tin bài viết mang tính chất chiêm nghiệm.