3 kiểu người được nhiều phúc báo
Người có đức tính khiêm tốn
Cổ nhân nói: “Thiên cuồng tất hữu vũ, nhân cuồng tất hữu họa” (Tạm dịch: Trời nổi cuồng phong tất sẽ có mưa, người ngông cuồng thì tất có họa). Nhân sinh trên đời, nhất định phải “thấp điệu” (khiêm nhường, nguyện ý ở chỗ thấp), nếu luôn ngang ngược tự đắc thì chỉ có thể gặp họa mà không được phúc.
Tục ngữ nói: “Lúa chín cúi đầu, bậc trí giả thường ôn hòa điềm đạm”, “thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”. Cho nên, khiêm tốn mà sống là một loại trí tuệ.
Trong Kinh Dịch giảng rằng, hết thảy pháp tắc làm người và đạo lý đều là thiên địa âm dương biến hóa. Trong mỗi một quẻ hào đều có hung và cát. Quẻ hung là để cảnh giới con người bỏ ác hành thiện. Quẻ cát là động viên, khuyến khích con người phải mỗi ngày làm một việc thiện khác. Chỉ có quẻ khiêm (khiêm nhường) là mỗi một hào đều là cát tường, may mắn.
Người hiểu được khiêm tốn có thể dung nạp được hết thảy mà trở nên rộng lớn, giống như cổ nhân giảng: “Biển dung nạp trăm con sông mà trở nên rộng lớn”, “Nước ở chỗ thấp là biển, người ở chỗ thấp là vương”. Người càng khiêm tốn càng cao quý. Người khiêm tốn, tâm địa rộng lượng thì phúc trạch nhất định sẽ dày rộng, cuộc sống thuận lợi bình an.
Người biết cảm ơn
Thấy người khác đắc được thứ tốt thì phải vui vẻ, gặp người tốt việc tốt phải có lòng biết ơn. Người thường mang trong mình lòng biết ơn, yêu thương người khác sẽ được người yêu thương lại, làm phúc cho người khác tất sẽ được phúc đến.
Hơn nữa, việc bày tỏ lòng biết ơn và cảm kích những điều chúng ta nhận được, dù là hữu hình hay vô hình cũng sẽ khiến chúng ta cảm nhận được nhiều cảm xúc tích cực hơn, tận hưởng những trải nghiệm tốt đẹp, cải thiện sức khỏe, giúp chúng ta đương đầu với nghịch cảnh và xây dựng các mối quan hệ vững chắc.
Người luôn tràn ngập lòng biết ơn đối với cuộc sống và người khác sẽ luôn có một cuộc sống hạnh phúc và thanh thản hơn, mệnh cũng thọ hơn, vận khí tốt hơn, người khác đều muốn kết giao, hợp tác.
Người biết tôn trọng người khác
Người có phúc khí là người hiểu được tích lũy phúc, hai là kiên trì giữ phúc, ba là biết chi sẻ phúc khí với người khác. Một người muốn có phúc khí thì nhất định phải biết tôn trọng người khác. Vì sao tôn trọng người khác lại có được phúc khí? Chính là bởi vì tôn trọng người mà được tôn trọng lại, được quý nhân trợ giúp mà đạt được thành tựu. Trái lại, người không tôn trọng người khác thì sẽ tự cô lập chính mình, không có người trợ giúp.
Người biết tôn trọng người khác có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ và yêu thương người khác. Như thế họ cũng được người khác trao cho nhiều cơ hội hơn, vận may dễ dàng đến hơn.
Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Khi người khác có lầm lỗi, cho người khác một con đường lui là trí tuệ cao cấp nhất của nhân sinh. Bậc trí giả đều tìm chỗ khoan dung mà độ lượng. Đối xử tốt với người khác là tạo phúc cho chính bản thân mình.
Tục ngữ nói, hoa nở thì phải tàn, không ai sống một trăm ngày mà đều tốt đẹp cả. Đời người chính là như thế, lên lên xuống xuống vô thường, phải ghi nhớ rằng khi đang có vị trí cao, có nhiều may mắn đến thì phải biết trợ giúp người khác, khi đang ở chỗ thấp, gặp nhiều vận rủi thì nên tích phúc đức cho bản thân. Như thế, phúc khí sẽ tự nhiên đến, cũng sẽ tự nhiên đạt được những gì tốt đẹp.
Phúc khí từ đâu mà có?
Dường như, trong cuộc sống hiện đại này, dẫu đạt được nhiều hơn, sống đầy đủ hơn nữa thì ta vẫn thật khó để cảm thấy hạnh phúc. Rất nhiều người phải thốt lên rằng: “Tại sao tôi luôn luôn bất hạnh, tại sao tôi không thể may mắn như mọi người? Tại sao người thời nay lại có nhiều muộn phiền như vậy?”. Chẳng phải chúng ta rất giống những cây cối trong khu vườn Hoàn Mỹ đang không ngừng oán trách Thượng Đế, tạo hóa đó sao?
Một người thường xuyên than phiền, phàn nàn, cảm thấy cuộc sống không công bằng sẽ luôn sống trong bầu không khí ngột ngạt và mệt mỏi. Phúc khí của họ vì vậy cũng đều bay đi cả.
Người ta thường mơ tưởng về những điều tốt đẹp ở một nơi rất xa mà lại quên mất rằng chúng đang ở ngay bên cạnh mình. Vui vẻ, khoái hoạt thật ra rất đơn giản. Chỉ bởi chúng ta suy nghĩ quá phức tạp, không mở rộng lòng mình với mọi người xung quanh nên lúc nào cũng cảm thấy âu sầu, khổ não.
Một người khuyết thiếu tình yêu thương, quá ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân thì sẽ khó có thể bao dung người khác. Một khi đã không thể bao dung người khác thì sẽ thường xuyên có mâu thuẫn, tranh cãi với những người xung quanh mình. Cơ hội hạnh phúc và phúc khí cũng không ở lại bên họ nữa.
Ngược lại, một người luôn mang trong mình tình yêu thương thì có đủ độ rộng lượng và nhẫn nại trong các quan hệ xã hội như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Người như vậy sẽ có một cuộc sống hài hòa, hạnh phúc, tràn đầy năng lượng. Ở họ luôn tỏa ra một sức hút, hấp dẫn những người xung quanh mình. Một cách tự nhiên, điều may mắn cũng đến với họ.