Bệnh rận mu là gì?
Rận mu (rận lông mu) là một bệnh lý do một loại côn trùng sống ký sinh gây ra. Loại rận này có tên khoa học là Pthirus pubis. Khu vực lý tưởng mà chúng thường khu trú nhất là vùng lông mu, vì vậy căn bệnh này được gọi là bệnh rận mu. Ngoài ra, loại ký sinh này còn có thể tồn tại ở một số khu vực khác như: Lông mi, râu, ria mép, lông nách,....
Pthirus pubis là loại côn trùng hút máu, không có cánh. Khi kí sinh trên cơ thể người chúng sẽ gây ra những cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu, đặc biệt là ở các khu vực nhạy cảm. Rận lông mu là căn bệnh được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả hai giới. Nếu không được quan tâm, chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe sinh sản của người bệnh.
Con đường lây nhiễm bệnh rận mu
Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục là con đường lây truyền chính của bệnh rận mu, là cơ hội tốt để rận mu tìm nơi cư trú mới và phát triển.
Lây truyền qua tiếp xúc: Một số người điều kiện kinh tế hạn hẹp, môi trường ở chật chội, vệ sinh kém, ở chung tiếp xúc mật thiết với người bị bệnh cũng rất dễ bị lây nhiễm.
Lây truyền gián tiếp: Nếu tiếp xúc với các vật dụng có chứa rận mu hoặc trứng của rận mu như: chăn, màn, đệm, quần áo,… người bình thường cũng sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Những triệu chứng bất thường của bệnh rận mu
Ngứa liên tục
Nếu rận mu tồn tại ở vùng kín của nữ giới thì tất yếu chúng sẽ kích thích hệ thần kinh vùng kín của chị em trong quá trình bò lên gây ra triệu chứng ngứa ngáy. Nhiều chị em nghĩ rằng đó là do viêm nhiễm phụ khoa nên sẽ làm chậm thời gian điều trị tốt nhất và gây viêm loét vùng kín.
Tiết bất thường
Khi rận mu lần đầu xuất hiện trên cơ thể, việc tiết ra quần lót sẽ không có nhiều thay đổi. Nhưng sau một thời gian dài sẽ khiến vùng tiết xuất hiện những hạt sạn, đây là hiện tượng do cơ thể rửa một số phân của rận mu trong quá trình tống xuất chất tiết ra ngoài.
Đặc điểm nhận biết bệnh rận mu
Rận mu trưởng thành có kích thước khoảng 1mm, hình tròn dẹt, có 3 đôi chân, có càng để cặp chắc vào chân lông nên rất khó bắt. Rời ra ngoài vật chủ, chúng có thể sống được ít nhất là 36 giờ trong môi trường thuận lợi.
Rận mu đẻ trứng liên tục nên sinh sôi rất nhanh. Trứng rận mu gắn chặt vào sợi lông, có thể sống được khoảng 10 ngày. Bằng mắt thường có thể phát hiện thấy rận mu bám chặt vào chân lông như vảy da nhỏ khi chúng chưa hút máu.
Khi chúng đã hút máu thì dễ nhận thấy hơn, rận mu là những đốm màu xanh, nâu, đỏ sẫm hoặc đen giống như những đốm xuất huyết ở chân lông. Ngoài ra, có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau. Ngứa vùng lông mu là triệu chứng sớm sau khi bị lây nhiễm rận mu hay rận sinh dục.
Rận mu hút máu người, nơi chúng cư trú là ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới vì cứng và khô), dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu.
Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc. Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu, màn, khăn bông nhiễm mầm bệnh.