Hoa dâm bụt có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, trắng hoặc đào. Giống phổ biến nhất là Hibiscus sabdariffa L. và hoa màu đỏ của giống này được trồng phổ biến nhất với mục đích làm thuốc và được sử dụng để làm trà.
Trà dâm bụt là sự kết hợp của hoa dâm bụt khô, lá và đài hoa đỏ sẫm. Với nhiều dưỡng chất như sắt, magiê, kali, kẽm… trà dâm bụt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lợi ích sức khỏe của trà dâm bụt
1. Giảm huyết áp: Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy trà dâm bụt có khả năng giúp hạ huyết áp ở những người có nguy cơ bị huyết áp cao và những người bị huyết áp cao dạng nhẹ.
2. Cải thiện sức khoẻ tim mạch: Trà trà dâm bụt có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo có hại, một trong những tác nhân gây ra bệnh tim.
3. Hỗ trợ giảm cân: Chiết xuất từ hoa dâm bụt đã cho thấy tác dụng tích cực đối với trọng lượng cơ thể. Một báo cáo nghiên cứu cho thấy tiêu thụ trà dâm bụt có khả năng điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giảm trọng lượng cơ thể, giảm mỡ thừa và lấy lại vòng eo thon gọn.
4. Hỗ trợ cải thiện chức năng gan: Chiết xuất hoa dâm bụt có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện sức khỏe của gan. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và việc dùng trà từ cây dâm bụt đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
5. Điều trị bệnh tiểu đường loại 2: Uống trà dâm bụt có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường loại 2 và cải thiện tình trạng kháng insulin. Trà dâm bụt có chứa chất phytochemical đã được chứng minh là có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Một báo cáo nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 2 uống 150 ml trà dâm bụt ba lần một ngày trong bốn tuần và kết quả cho thấy đã cải thiện được tình trạng kháng insulin và một số lipoprotein nhất định
6. Khắc tinh của vi khuẩn trong các bệnh nhiễm trùng: Vi khuẩn gây ra một số bệnh nhiễm trùng từ nhiễm trùng đường tiết niệu đến viêm phổi. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Of Food And Agriculture cho thấy đặc tính chống vi trùng và chống oxy hóa từ chiết xuất cây dâm bụt trên vi khuẩn E.coli, có khả năng mạnh mẽ trong việc ức chế vi khuẩn E.coli, một loại vi khuẩn gây viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và tiêu chảy
7. Có thể kiểm soát ung thư: Hoa dâm bụt chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và khả năng tiêu khối u. Những polyphenol này đã được chứng minh là gây chết tế bào ung thư biểu mô dạ dày ở người.
8. Sử dụng như một loại thuốc chống suy nhược cơ thể: Nếu bạn đang cảm thấy chán nản, mệt mỏi, bạn có thể cân nhắc uống trà dâm bụt để giảm các triệu chứng gây suy nhược cơ thể. Hoa dâm bụt chứa flavonoid như anthocyanin và quercetin. Những flavonoid này được biết đến như một loại thuốc chống suy nhược và có thể giúp giảm trầm cảm.
9. Chữa lành vết thương: Tiêu thụ trà hibiscus có thể giúp điều trị vết thương và các loại bệnh ngoài da khác một cách nhanh chóng hơn. Các nghiên cứu được thực hiện trên chuột, cho thấy chiết xuất từ cây dâm bụt giúp chữa lành vết thương nhanh hơn so với các loại thuốc mỡ khác.
10. Có thể ngăn ngừa sỏi thận: Việc bổ sung nước hoa dâm bụt với liều lượng khác nhau có thể làm giảm đáng kể sự hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, cần có thêm các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh điều này.
11. Làm giảm căng thẳng: Chiết xuất Hibiscus sở hữu đặc tính giảm căng thẳng và tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ của bạn.
Tiêu thụ trà dâm bụt được coi là an toàn với ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà hibiscus có thể có hại cho gan, chóng mặt và mệt mỏi. Khi tiêu thụ với liều lượng cao cũng có thể gây đau dạ dày, đau đầu và buồn nôn.
Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà dâm bụt.