Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ lười biếng, thích trì hoãn không phải bẩm sinh mà do sự thúc giục liên tục của cha mẹ

Trong quá trình lớn lên, có nhiều yếu tố tác động tới trẻ, từ đó khiến chúng hình thành nên tính cách lười biếng, thích trì hoãn.

Một trong những điều khiến nhiều cha mẹ bực bội nhất là con cái lười biếng, hay trì hoãn, làm gì cũng chậm chạp. Mặc dù trẻ rõ ràng có thể làm được nhiều việc nhưng chúng vẫn thích trì hoãn và đợi sự thúc giục nhiều lần của cha mẹ mới chịu làm.

Ti sao tr thích lưi biếng, chn ch trong mọi vic?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ngoài việc trẻ chậm chạp còn có thể kể tới các lý do sau:

- Trẻ không có ý thức về thời gian

Khái niệm về thời gian không phải là khả năng bẩm sinh của con người mà cần được phát triển, bồi dưỡng dần dần ngay từ khi còn nhỏ.

Những khả năng mà người lớn coi là đương nhiên, chẳng hạn như phân biệt hôm qua, hôm nay và ngày mai, hay hiểu được 5 phút dài bao nhiêu. Đây là những khả năng mà trẻ dần biết được thông qua trải nghiệm và học tập liên tục.

Khi trẻ được 3 - 4 tuổi, thông qua các nghi thức như đọc truyện trước khi ngủ, trẻ có thể ý thức được thời gian là sắp đến giờ đi ngủ. Chỉ tới khi trẻ được 5 - 6 tuổi, chúng mới hiểu được một số sự việc xảy ra vào những thời điểm cố định mỗi ngày.

Vì vậy, bạn luôn nói với con rằng lớp học sẽ bắt đầu sau 10 phút nữa và chúng chỉ được xem TV trong 10 phút. Trên thực tế, bọn trẻ không biết 10 phút là bao lâu.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ lười biếng.

- Về mặt cảm xúc, không muốn hợp tác

Có một cư dân mạng sống trong một gia đình có 3 thế hệ kể rằng, mỗi khi con gái lười ăn, mặc đồ chậm thì ông bà sẽ lập tức ra tay giúp đỡ. Kết quả là khi vào tiểu học, cô bé không biết tự mặc quần áo, chưa thể tự ăn, đi trễ là chuyện thường tình.

Khi người lớn làm thay trẻ con quá nhiều thứ, chúng sẽ cảm thấy đó là việc của người lớn chứ không phải việc của mình. Một khi mất đi ý thức làm chủ, trẻ sẽ miễn cưỡng thực hiện và sẽ hành động chậm chạp, chần chừ.

- Trẻ còn quá nhỏ và còn thiếu năng lực tự chủ

Đôi khi cha mẹ sẽ giao những nhiệm vụ mà con mình khó hoàn thành ở giai đoạn này vì chưa rõ ràng về khả năng thực tế của con mình. Lúc này, trẻ làm gì cũng chậm chạp và không biết làm sao để bắt đầu.

Làm sao để trẻ bớt dựa dẫm và không đợi cha mẹ thúc giục?

- Nuôi dưỡng ý thức về thời gian

Từ khi trẻ hiểu được lời nói, cha mẹ có thể cố tình nhấn mạnh các mốc thời gian mỗi khi làm việc gì. Cha mẹ có thể sử dụng đồng hồ cát hoặc đồng hồ tính giờ để giúp trẻ hiểu được khoảng thời gian như thế nào.

- Học cách chịu trách nhiệm

Sự phát triển thói quen của trẻ không diễn ra trong một ngày. Vai trò của cha mẹ là khuyến khích, hướng dẫn chứ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Cha mẹ có thể hướng dẫn con lập danh sách học tập và cuộc sống như mỗi ngày rửa tay trước khi về nhà, ăn uống, giúp mẹ rửa bát, rửa mặt trước khi đi ngủ..., đánh dấu sau khi hoàn thành một mục.

Sau khi trẻ vào tiểu học, ngay từ ngày đầu tiên đi học, cha mẹ dặn dò con rằng khi đi học về, trước tiên phải ôn bài, sau đó làm bài tập, xong mới được ăn uống. Tất nhiên, trẻ có thể chọn môn nào để làm bài tập trước. Theo thời gian, khả năng tự quản lý của trẻ sẽ được hình thành.

- Giao nhiệm vụ rõ ràng và khen thưởng kịp thời

Một đứa trẻ dù còn nhỏ đến mấy cũng đều muốn được tôn trọng và công nhận. Khi giao nhiệm vụ cho trẻ, cha mẹ nên để mắt đến trẻ và đảm bảo chúng đang lắng nghe. Mỗi nhiệm vụ phải được giao một cách ngắn gọn và rõ ràng.

Sự khẳng định, động viên kịp thời của cha mẹ sẽ làm tăng sự tự tin của trẻ lên rất nhiều. Ví dụ, khi thấy con tự cất đồ chơi, mẹ có thể khen con ngay.

- Cha mẹ làm gương

Lời nói, hành vi, tính khí của trẻ đều bị ảnh hưởng một cách tinh tế từ cha mẹ. Nếu cha mẹ nói được làm được, mọi việc đều được thực hiện ngay, trẻ sẽ bắt chước theo và dần bỏ được thói quen xấu là trì hoãn.

Theo Phan Hằng/Phụ nữ số

Tin liên quan

Cậu cả nhà Lý Hải 13 tuổi hệt 'bản sao' của bố, phủ sóng khắp TikTok vì vẻ ngoài lãng...

Sự thay đổi đáng ngạc nhiên về ngoại hình của cậu cả nhà Lý Hải ở lứa tuổi dậy thì...

Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ là tình trạng phổ biến thường gặp ở hầu hết các trẻ. Nếu...

Hướng dẫn cách tập cho bé ngủ giường đúng chuẩn và khoa học nhất

Sau đây là chia sẻ cách tập cho bé ngủ giường đã được nhiều ông bố bà mẹ Việt Nam...

Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị

Bé gái 17 tháng tuổi được cho là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam mắc bệnh hiếm 1 triệu...

Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con

Liên tiếp các vụ học sinh uống thuốc, nhảy cầu tự tử diễn ra trong thời gian qua khiến dư...

Cẩn thận dùng điều hòa sai cách khiến trẻ méo mồm, liệt mặt nguy hiểm: Bác sĩ hướng dẫn cách...

Sử dụng điều hòa không đúng cách có thể khiến trẻ bị tổn thương, nguy hiểm hơn là méo mồm,...

Những triệu chứng nhiễm giun thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm

Sau đây là những thông tin cần nắm về triệu chứng nhiễm giun thường gặp giúp bảo vệ trẻ nhỏ...

Tin mới nhất

Mùa hè oi bức, hãy bỏ túi ngay 1 trong những loại chiếu nằm 'mát lịm lưng' giúp ngủ ngon,...

6 giờ trước

Đi chợ gặp những loại tôm này rẻ đến mấy cũng không nên mua, kẻo rước bệnh vào thân

6 giờ trước

Sau màn phớt lơ truyền thông, Châu Dã 'lật mặt' lấy lòng: Chủ động tiến tới tương tác, cụng tay...

6 giờ trước

Dân gian nhắc nhở: 'Không muốn sống ngắn thì đừng ngủ ba đêm', 3 đêm đó là gì?

6 giờ trước

Bạn thường xuyên bị muỗi đốt? Bác sĩ bật mí lý do khiến ai cũng bất ngờ

6 giờ trước

Cách đơn giản để loại bỏ độc tố trong thận chỉ với 7 loại trái cây quen thuộc

6 giờ trước

Những cách giảm nguy cơ ung thư khi nướng thịt

6 giờ trước

Tại sao không nên ăn quá nhiều rau chân vịt và những người nào nên tránh tiêu thụ loại rau...

6 giờ trước

Thuỷ Tiên hiếm hoi khoe con gái 'rượu', tuổi 11 trổ mã ngày càng ra dáng thiếu nữ, thừa hưởng...

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình