Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia tại Đại học Harvard tiết lộ: “3 cụm từ tôi luôn nói để tăng cường EQ cho con”

Trẻ có EQ cao rất có lợi cho sự thành công trong tương lai của chúng.

Jenny Woo là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu EQ, CEO của Mind Brain Emotion được đào tạo tại Đại học Harvard, Mỹ. Cô đã sáng tạo ra nhiều trò chơi mang tính giáo dục, các công cụ chăm sóc sức khỏe tâm thần để giúp trẻ em và người lớn phát triển các kỹ năng cần thiết.

Đồng thời, Jenny Woo là mẹ của 3 đứa con, vì thế cô có kinh nghiệm thực tế trong việc nuôi dạy con. Cô hiểu được những khó khăn trong việc nuôi dạy một đứa con có trí tuệ cảm xúc cao như thế nào.

Jenny Woo là mẹ của 3 đứa con.

Đối với Jenny Woo, cô học được cách hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của con cái và cho cả chính bản thân mình. Dưới đây là 3 cụm từ mà cô thường xuyên sử dụng để giúp con mình có EQ cao.

1. "Con hãy nói cảm giác của con bây giờ như thế nào cho mẹ biết?"

Khi trẻ nổi cơn thịnh nộ, thường là do chúng chưa có đủ từ vựng để nói và cách để thể hiện bản thân. Nhiệm vụ của cha mẹ là giúp con hình thành khả năng hiểu biết về cảm xúc, để từ đó con có thể quản lý cảm xúc của mình tốt hơn.

Một đứa trẻ có thể nói rằng mình "buồn" khi chúng thực sự cảm thấy cô đơn, xấu hổ hoặc bị hiểu lầm. Bằng cách dạy cho trẻ những từ cụ thể hơn như "thất vọng", "chán nản", "lo lắng", cha mẹ giúp con nhận biết và diễn đạt cảm xúc của mình.

Cha mẹ có thể đưa các từ vựng về cảm xúc vào thói quen hằng ngày của mình để củng cố khả năng tự nhận thức của trẻ.

Ví dụ:

- Trong khi nghe hoặc hát một bài hát, hãy mô tả cảm xúc mà bài hát đó gợi lên trong bạn.

- Khi cùng nhau xem một chương trình truyền hình, hãy trò chuyện về những cảm xúc mà nhân vật có thể cảm nhận, nói mình cảm thấy thế nào trong tình huống tương tự.

- Vào cuối ngày, hãy cùng nhau trò chuyện về những cảm xúc đã trải qua ngày hôm đó.

Sai lầm lớn nhất mà Jenny Woo quan sát thấy là cha mẹ dán nhãn cảm xúc là "tốt" hay "xấu". Thay vì phán xét một cảm giác, cha mẹ nên tập trung vào việc giúp con hiểu cảm giác đó tiết lộ điều gì về giá trị và nhu cầu của chúng.

2. "Mẹ thấy hôm nay tâm trạng của con không ổn lắm nhưng mà không sao cả"

Là cha mẹ, chúng ta thường cảm thấy bị áp lực phải giữ bình tĩnh và che giấu cảm xúc của mình, nhưng điều này có thể đặt ra một tiêu chuẩn không thực tế cho con cái. Trớ trêu thay, cha mẹ càng kìm nén cảm xúc, khả năng điều đó có thể kích động một cơn la hét bộc phát càng cao.

Cha mẹ phải làm gương thể hiện cảm xúc lành mạnh bằng cách chia sẻ cảm xúc của mình theo cách mà con cái có thể hiểu được. Điều này không có nghĩa là khiến trẻ choáng ngợp với những vấn đề của cha mẹ, hãy thể hiện việc cảm nhận nhiều loại cảm xúc và thảo luận về chúng một cách cởi mở là điều bình thường.

Ví dụ:

Nếu bạn đang tức giận một chuyện gì đó, thay vì che giấu điều đó hay giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, hãy thành thật về sự khó chịu của mình cho con cái biết.

Khi cha mẹ công khai cảm xúc của mình, họ đang chứng minh cho con cái thấy rằng việc có những cảm xúc mạnh mẽ là điều bình thường.

3. "Cảm xúc của con là thật, nó có giá trị"

Cha mẹ phải quan tâm đến cảm xúc của con cái mình bằng cách cùng điều chỉnh với chúng. Tránh hạ thấp những cảm xúc vụn vặt của trẻ bằng những cụm từ mang tính bác bỏ như "cố chịu" hoặc "không có gì to tát cả". Đối với một đứa trẻ, cảm xúc là rất thật và có thể chiếm trọn tâm trí chúng.

Dưới đây là 3 gợi ý mà Jenny Woo luôn khuyến nghị để giúp cả trẻ em và người lớn giải quyết các tình huống khó khăn:

- Hít một hơi thật chậm và sâu bằng mũi. Hãy tưởng tượng bạn đang tập hợp tất cả những cảm giác khó chịu. Thở ra và tưởng tượng mình đang thổi bay những cảm xúc đó như những đám mây đen. Hãy suy nghĩ: "Hít vào bình tĩnh, thở ra bão tố".

- Khi nghĩ về điều đáng xấu hổ mình đã làm, hãy thêm vài những chi tiết ngớ ngẩn, biến nó thành một câu chuyện cười.

- Ngâm nga một giai điệu nào đó có thể làm dịu đi tâm trí đang tức giận. Bạn hãy chọn bài hát yêu thích và hát theo nó. Cảm nhận những rung động lan tỏa khắp cơ thể bạn và sự căng thẳng bắt đầu tan biến.

Tóm lại, muốn nuôi dạy một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao, cha mẹ buộc phải đồng hành và dạy dỗ con từ những điều nhỏ nhất, có như thế mới thành công.

Theo Phan Hằng/Phụ nữ số

Tin liên quan

Cậu cả nhà Lý Hải 13 tuổi hệt 'bản sao' của bố, phủ sóng khắp TikTok vì vẻ ngoài lãng...

Sự thay đổi đáng ngạc nhiên về ngoại hình của cậu cả nhà Lý Hải ở lứa tuổi dậy thì...

Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ là tình trạng phổ biến thường gặp ở hầu hết các trẻ. Nếu...

Hướng dẫn cách tập cho bé ngủ giường đúng chuẩn và khoa học nhất

Sau đây là chia sẻ cách tập cho bé ngủ giường đã được nhiều ông bố bà mẹ Việt Nam...

Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị

Bé gái 17 tháng tuổi được cho là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam mắc bệnh hiếm 1 triệu...

Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con

Liên tiếp các vụ học sinh uống thuốc, nhảy cầu tự tử diễn ra trong thời gian qua khiến dư...

Cẩn thận dùng điều hòa sai cách khiến trẻ méo mồm, liệt mặt nguy hiểm: Bác sĩ hướng dẫn cách...

Sử dụng điều hòa không đúng cách có thể khiến trẻ bị tổn thương, nguy hiểm hơn là méo mồm,...

Những triệu chứng nhiễm giun thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm

Sau đây là những thông tin cần nắm về triệu chứng nhiễm giun thường gặp giúp bảo vệ trẻ nhỏ...

Tin mới nhất

Bên trong phòng mai mối cho người siêu giàu ở Trung Quốc

11 giờ trước

Đời người có 4 cảnh giới, đạt 1 điều cũng đủ hạnh phúc

13 giờ trước

Bạn bè thân thiết đến đâu cũng đừng dễ dàng vay mượn 3 thứ này

19 giờ trước

Người có EQ cao không khoe 3 điều này trên bàn tiệc

19 giờ trước

Làm gì để có thể hẹn hò và kết hôn với người giàu có?

19 giờ trước

Trong nhà 5 không để tránh xui xẻo, tai ương

20 giờ trước

Đừng trả ơn người khác bằng một bữa ăn

20 giờ trước

Về già vẫn ham vui, những người sống thọ đều có cách “chơi” riêng mình

20 giờ trước

Triệu phú nghỉ hưu sau tuổi 30 chỉ 5 điều phải thay đổi rút ra từ bản thân

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình