Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia cảnh báo việc người đã tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca ồ ạt đi xét nghiệm tìm 'cục máu đông'!

Tại Việt Nam, đã có hàng chục triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được tiêm chủng nhưng chỉ mới ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng phụ liên quan đến huyết khối sau tiêm.

Theo thông tin từ VTC news, thông tin AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông làm nhiều người lo lắng và muốn làm xét nghiệm để biết bản thân bị tình trạng này không.

Theo BS Đoàn Dư Mạnh - thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, không nên làm dụng xét nghiệm D-Dimer vì xét nghiệm này rất tốn kém và không đúng mục đích.

AstraZeneca từng thông báo về việc vaccine của họ có thể gây một số tác dụng phụ hiếm gặp như giảm tiểu cầu, hình thành cục máu đông nhưng hiện tượng này "cực kỳ hiếm" và chỉ xuất hiện sau tiêm thời gian ngắn. Trong khi đó mũi tiêm gần nhất của chúng ta cách đây khoảng 2 năm.

"Không tác dụng phụ nào khi tiêm vaccine mà kéo dài lâu như vậy" - bác sĩ Mạnh nói và cho biết việc lạm dụng những xét nghiệm không cần thiết sẽ gây hoang mang dư luận.

Các chuyên gia cho biết, vấn đề huyết khối nếu có thường xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm. Ảnh: VTC news

Xét nghiệm D-Dimer được chỉ định dùng trong trường hợp người có các triệu chứng rối loạn đông máu, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi. Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu gồm đau chân hoặc chân bị sưng tấy lên, đỏ hoặc có vệt đỏ trên chân. Các triệu chứng của thuyên tắc phổi là khó thở, ho, tức ngực, tim đập loạn nhịp.

Xét nghiệm D-Dimer thường được thực hiện trong phòng cấp cứu hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe khác. Dù phổ biến nhưng người bệnh chỉ được thực hiện xét nghiệm này khi bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định.

"Chỉ khi người có biểu hiện lâm sàng mới nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Xét nghiệm này chỉ là một phần, khi phát hiện bất thường cần thực hiện các chụp chiếu khác để xác định vị trí, mức độ huyết khối mới có biện pháp điều trị phù hợp" - vị chuyên gia nói.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM cũng cho rằng, việc ồ ạt đi thực hiện các xét nghiệm để tìm kiếm cục máu đông hay đo lượng tiểu cầu là không cần thiết trong lúc này.

Hiện tượng đông máu chỉ xảy ra ở một số người nhất định khi tiêm vaccine AstraZeneca và trong khoảng thời gian 1 đến 2 tháng. Với những người từng tiêm vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca, tiêm nhiều lần, tiêm lâu sẽ không còn hiện tượng đông máu.

Thay vì làm những xét nghiệm tìm cục máu đông ở hiện tại, PGS Dũng cho rằng nên thực hiện sàng lọc các loại bệnh khác phổ biến hơn, đồng thời nên thăm khám sức khoẻ định kỳ, chú trọng điều trị bệnh nền, nâng cao chất lượng cuộc sống, lối sống.

Tại Việt Nam, đã có hàng chục triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được tiêm chủng nhưng chỉ mới ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng phụ liên quan đến huyết khối sau tiêm. Tỷ lệ rất thấp -  Ảnh: báo Lao động

Trao đổi với báo Tuổi trẻ, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam - chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM - cho rằng việc khuyến cáo xét nghiệm D-Dimer để tìm cục máu đông với người không thuộc nhóm nguy cơ, không có biểu hiện lâm sàng như khuyến cáo trên là chưa chính xác, dễ làm người dân hoảng sợ, đổ xô đi xét nghiệm.

 

"Với người có sức khỏe bình thường, khi xét nghiệm D-Dimer thường cho ra kết quả sai lệch, từ đó dễ gây hoang mang, lo lắng thêm" - bác sĩ Nam khuyến cáo.

 

Trước đó, từ tháng 4/2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Theo Bộ Y tế, biểu hiện lâm sàng của hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối thường xuất hiện trong vòng 4 - 28 ngày sau tiêm vắc xin COVID-19. Các triệu chứng giảm tiểu cầu, huyết khối thường gặp sau tiêm như đau đầu dai dẳng; đau bụng; đau, phù chi dưới; chảy máu, xuất huyết dưới da; đau đầu dữ dội; khó thở, co giật; đau bụng dữ dội, dấu hiệu thần kinh khu trú, nhìn mờ, nhìn đôi; xuất huyết tạng…

Chia sẻ về tác dụng phụ gây xuất hiện huyết khối (cục máu đông) của vắc xin COVID-19 AstraZeneca, ông Phạm Quang Thái - trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương - khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang.

"Tại Việt Nam đã có hàng chục triệu liều vắc xin của AstraZeneca được tiêm chủng nhưng chỉ mới ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng phụ liên quan đến huyết khối sau tiêm. Đây là một tỉ lệ vô cùng thấp. Do đó, hiện vẫn chưa có khuyến cáo những người tiêm vắc xin có nguy cơ huyết khối cao hơn so với những người không tiêm.

Bên cạnh đó, vấn đề huyết khối đã ghi nhận cơ bản chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm vắc xin. Trong khi đó, vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được tiêm chủng tại Việt Nam khá lâu và đến nay   không ghi nhận thêm bất cứ trường hợp nào có phản ứng bất lợi sau tiêm. Do đó, người dân đã tiêm vắc xin không nên hoang mang, lo lắng về tác dụng phụ của vắc xin" - ông Thái khuyến cáo.

Q.T.N (TH)

Tin liên quan

Buổi sáng dậy sớm làm 3 điều này, ở nhà nghỉ dịch ăn nhiều cũng không mập, trái lại cân...

Chăm chỉ dậy sớm và thực hiện 3 thói quen buổi sáng giúp giảm cân này, chỉ trong thời gian...

Ăn gì để hạ sốt nhanh chóng tại nhà, bạn đã biết chưa?

Khi bị sốt ngoài sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn cũng cần có...

Phụ nữ ngực to có nội tiết tốt hơn? Bác sĩ tiết lộ đây mới là thứ dễ khiến "cặp...

Theo các bác sĩ, ngoài yếu tố nội tiết tố thì yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt, ăn...

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

Các chuyên gia sức khỏe tim mạch cung cấp những hiểu biết lâm sàng về việc thực hiện các thói...

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

Hãng dược phẩm Anh – Thuỵ Điển AstraZeneca thừa nhận vắc xin này có thể gây đông máu kèm...

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

Phân tích mô não người hiến tặng, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một hướng đi mới có...

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

Suốt 2 năm, bệnh nhân tưởng mình nổi ngứa do nhiễm ký sinh trùng, không ngờ là mắc bệnh...

Tin mới nhất

Không cần xịt nước hoa vẫn tỏa hương thơm ngát: 5 loại lá dễ trồng trong vườn nhà, công dụng...

2 giờ trước

Bật mí 5 công thức làm mặt nạ tại nhà giúp giải quyết bã nhờn trong mùa hè

2 giờ trước

Hồ Yêu Tiểu Hồng Nương được hơn 6 triệu khán giả kỳ vọng giúp Dương Mịch vực dậy sau màn...

2 giờ trước

H'hen Niê bị 'đào lại' loạt ảnh diện áo cưới giữa tin đồn sắp kết hôn với bạn trai lâu...

2 giờ trước

Bật mí 8 cách để giảm bớt mệt mỏi và có được năng lượng gần như vô hạn

2 giờ trước

Mỹ nhân phim giờ vàng VTV gây sốt vì nhan sắc quá trẻ đẹp ở tuổi tứ tuần, làm mẹ...

7 giờ trước

Vương Hạc Đệ gây sốt với nụ cười tỏa nắng, hình ảnh đảm đang bếp núc trong show truyền hình...

7 giờ trước

Cách trị mụn bằng khổ qua

8 giờ trước

Phùng Ngọc - "Thằng Cò" phim Đất Phương Nam lấy vợ lần 2, lễ cưới được tổ chức giản dị...

11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình