Phụ Nữ Sức Khỏe

Xem điện thoại, đi giày cao gót… thói quen 'tàn phá' dạ dày

Những thói quen của cuộc sống hiện đại ít người để ý nhưng nó đang âm thầm tán phá cơ quan tiêu hoá quan trọng là dạ dày...

Mới 24 tuổi nhưng Nguyễn Thị Hoa (nhân viên văn phòng tại Đống Đa, Hà Nội) đã có thâm niên đau dạ dày 6 năm.

Hoa cho biết từ khi lên đại học vì ăn uống không khoa học cộng thêm thói quen “ngủ ngày, cày đêm” đã khiến cô bị đau dạ dày và tình trạng ngày càng nặng, bệnh trở thành mãn tính.

Có thời điểm cô phải đi viện điều trị vì ổ loét to. Trung bình mỗi năm Hoa nội soi dạ dày hai lần để kiểm soát các ổ viêm loét.

Dù thói quen sinh hoạt gây ra đau dạ dày nhưng cô vẫn không thể thay đổi những thói quen ấy. Nhiều lần áp lực công việc cũng khiến cô bị đau dạ dày cấp tính.

Không riêng Hoa, tại Trung tâm tiêu hoá và gan mật, BV Bạch Mai có rất nhiều bạn trẻ tuổi dưới 30 đã bị viêm loét dạ dày nặng. Trường hợp của Đào Ngọc Anh (29 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cũng có thâm niêm viêm loét dạ dày 4 năm.

Ngọc Anh cho biết ban đầu cô thấy hiện tượng ho về đêm, ăn không ngon, đầy hơi. Khi đi khám bác sĩ cho biết cô bị viêm dạ dày kèm trào ngược thực quản.

Từ đó đến nay Ngọc Anh vẫn kiên trì điều trị nhưng bệnh vẫn hay tái phát nhất là mùa đông cô chỉ cần lỡ ăn đồ cay nóng là dạ dày kích ứng gây đau.

Ảnh minh hoạ. 

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, nước ta có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày.

Đáng lưu ý, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Căn bệnh này tỷ lệ tăng cao do nhiều nguyên nhân như ăn uống không điều độ, tiệc tùng quá nhiều, dùng thuốc quá nhiều. 

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ánh Dương – Trung tâm tiêu hóa và gan mật Bệnh viện Bạch Mai cho biết xã hội càng hiện đại thì viêm loét dạ dày cũng tăng theo.

Những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày:

Nguyên nhân viêm loét dạ dày: là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). HP là vi khuẩn sống được ở môi trường dạ dày, tại Việt Nam có 70 % dân số mắc vi khuẩn HP, ở trẻ em khoảng 55 %.

Tuy nhiên, hơn 80 % người nhiễm không có triệu chứng, khoảng hơn 10% người nhiễm vi khuẩn HP có triệu chứng và chỉ 1 – 2 % có nguy cơ bị ung thư dạ dày.

BS Dương cho biiết thêm không phải bệnh nhân nhiễm HP nào cũng gây bệnh viêm loét dạ dày và không cần thiết phải đi xét nghiệm tất cả thành viên trong gia đình tìm vi khuẩn HP nếu không có triệu chứng gì.

HP gây qua tiêu hóa, miệng – miệng, dạ dày – dạ dày, phân miệng. Tìm HP có thể tìm bằng test hơi thở hoặc tìm HP trong quá trình nội soi. Xét nghiệm máu tìm HP và điều trị HP không cần thiết.

Nguyên nhân thứ hai, theo bác sĩ Dương - sử dụng thuốc, nhiều thuốc có nguy cơ gây viêm loét dạ dày nên việc dùng thuốc phải sử dụng theo hướng dẫn, được kê đơn. 

Bệnh nhân loét dạ dày do stress, suy gan… hoặc do hóa chất, các bệnh tự miễn. Những người có nhóm máu O, gen, người sử dụng bia rượu sẽ làm tăng nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày. 

Thói quen xấu gây hại dạ dày: Trong xã hội hiện đại, BS Dương cho biết, các thói quen hàng ngày ảnh hưởng tới viêm loét dạ dày nhưng ít ai để ý tới. Tình trạng sử dụng bia, rượu, thuốc lá, công việc đòi hỏi quá lâu gây bệnh tim mạch khi đó bạn phải tăng cường sử dụng các thuốc chống đông máu, chống tập kết tiểu cầu...

Phụ nữ đi giày cao gót, mang túi không phù hợp làm gia tăng bệnh lý xương khớp. Khi đó, bạn phải sử dụng thuốc nhiều hơn và vô tình tác động tới dạ dày gây nên bệnh lý viêm loét dạ dày.

Việc sử dụng điện thoại hàng ngày với thời gian dài, tư thế không phù hợp làm gia tăng bệnh xương khớp và bạn sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm đây là yếu tố ảnh hưởng tới dạ dày. Dùng điện thoại còn gây mất ngủ và đó cũng là yếu tố tác động gây viêm loét dạ dày.

Viêm dạ dày bệnh phố biến nhưng khó dự phòng, dễ tái phát. Cách tốt nhất hạn chế áp lực cho dạ dày bằng cách tránh stress, ăn uống lành mạnh, khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ, vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn, hạn chế thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.

Theo Khánh Chi/Infonet

Tin liên quan

Cứu sống bệnh nhân bị viêm cơ tim với nhiều biến chứng phức tạp

Ngày 6/1, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin, BV đã nỗ lực cứu sống nữ bệnh nhân...

‘9 điều cấm, 5 điều phải’ cha mẹ cần dạy con để sống an toàn, tránh rủi ro

Theo chuyên gia giáo dục – TS. Vũ Thu Hương, để con được an toàn, cha mẹ cần dạy con...

Phẫu thuật chuyển ngón chân thành ngón tay cho bệnh nhân bị máy xay thịt cuốn nát

Các bác sĩ đã phẫu thuật ghép lấy ngón chân thứ 2,3 của bàn chân trái đưa lên ngón tay...

2 dấu hiệu chứng tỏ tử cung rất yếu sau kì kinh nguyệt, lưu ý ‘3 ít’ để luôn khỏe...

Là cơ quan sinh sản của phụ nữ, những biểu hiện bất thường sau đây chứng tỏ tử cung đang...

Vì sao bà bầu không nên nằm ngửa khi ngủ?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người đặc biệt ở phụ nữ có thai. Vậy tư...

Hy hữu, một phụ nữ tắc ruột do bị dính buồng trứng và vòi trứng, bác sĩ khuyến cáo sau...

Bác sĩ khuyến cáo các bệnh nhân sau mổ bắt con hoặc phẫu thuật vùng bụng không nên nằm yên...

Kì lạ người phụ nữ tiểu ra "thạch", bác sĩ chỉ ra nguyên nhân

Nữ bệnh nhân vô cùng lo lắng khi có lần đi tiểu nước tiểu trắng như nước vo gạo,...

Tin mới nhất

Vợ dùng cả tháng lương để học... chữa lành

11 giờ trước

25 năm gồng gánh gia đình, vợ chưa một ngày nghỉ ngơi

11 giờ trước

Khi một người ngoại tình, lỗi là của ai?

11 giờ trước

Muốn ly hôn vì vợ... luôn đúng

11 giờ trước

Lời tỏ tình chân thành nhất

11 giờ trước

Nguyên nhân gây giảm ham muốn 'chuyện ấy'

11 giờ trước

Chị gái mất chưa đầy 49 ngày, đã thấy bóng dáng phụ nữ trong nhà anh rể, nhưng sự thật...

12 giờ trước

Gặp chồng cũ vẫn độc thân, hỏi vì sao chưa đi bước nữa, anh mỉm cười nói một câu khiến...

12 giờ trước

Vợ tài sắc vẹn toàn vẫn bị chồng bỏ rơi để cưới vợ mới quá đỗi bình thường, 2 năm...

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình