Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ nhập viện do nôn, tiêu chảy gia tăng, cha mẹ cần làm gì?

Những ngày gần đây, khoa Nhi của một số bệnh viện ghi nhận trẻ nhập viện với các dấu hiệu như nôn, sốt, tiêu chảy, ho tăng…

Tại Bệnh viện E, mỗi ngày khoa Nhi của BV tiếp nhận 70-80 trường hợp trong đó hơn một nửa là có các dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa và hơn 1/3 các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, còn lại là các bệnh lý khác. Ngày 12/5, khoa tiếp nhận 65 lượt thăm khám có đến 12 trẻ phải nhập viện do các bệnh lý đường tiêu hóa.

Tại BV Nhi Thanh Hóa, từ đầu tháng 5 đến nay, số trẻ đến khám và điều trị tại BV  tăng mạnh. Đặc biệt, trong 3 ngày gần đây, số trẻ đến khám và điều trị lên tới trên dưới 1.000 trẻ mỗi ngày; tăng gấp đôi so với thời điểm những tháng đầu năm và tăng khoảng 30% so với tháng 4. Tỷ lệ trẻ phải nhập viện điều trị nội trú cũng tăng khoảng 10%. Trong đó trẻ nhập viện do tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao.

ThS. BS. Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nhi nội tổng hợp Bệnh viện E cho biết biết, so với thời điểm này năm trước khi đang nghỉ vì dịch COVID-19, số lượng trẻ nhập viện về các bệnh lý đường tiêu hóa tăng cao hơn nhiều. 

Với trẻ đến thăm khám và nhập viện trong thời gian vừa qua, số trẻ đến khám hay gặp  nhất là do nôn, đau bụng, sốt, đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, bệnh chỉ dừng ở mức độ nhẹ trung bình, chứ cũng chưa gặp ca nặng.

Một em bé đến thăm khám tại Khoa Nhi Nội tổng hợp (Bệnh viện E).

Theo bác sĩ Quý, nguyên nhân gây các bệnh cảnh nôn, sốt, đi ngoài thường là do  virus gây bệnh đường tiêu hóa, thường hay gặp nhất là rota virus, adeno virus.

Virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hằng năm, tiêu chảy cấp có thể gây tử vong hơn 600.000 trẻ trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Bệnh khởi phát với triệu chứng nôn ói kèm theo đi ngoài phân lỏng, toé nước. Nôn ói xuất hiện trước khi trẻ bị tiêu chảy khoảng 6- 12 giờ hoặc có thể kéo dài từ 2- 3 ngày. Những ngày đầu trẻ thường nôn rất nhiều và dần dần giảm bớt rồi sau đó đến tiêu chảy.

Ngoài ra, một số trẻ có thêm những dấu hiệu như sốt vừa phải, đau bụng, ho và chảy nước mũi.ThS.BS. Trương Văn Quý cho biết, nếu tình trạng nôn, đi ngoài nhiều có thể gây ra mất nước, sốc do mất nước do vậy việc đầu tiên cần bù nước và điện giải cho trẻ.

Với trẻ biểu hiện chỉ nôn, hoặc đi ngoài mà không nôn, mức độ đi ngoài không quá nhiều thì phụ huynh có thể bù nước điện giải orerol tại nhà cho trẻ theo đúng tỷ lệ và uống đúng theo hướng dẫn, 1 gói oresol pha với 200ml nước. Pha nguyên gói không chia nhỏ và cho trẻ uống ít một, dần dần cho đến hết thì lại pha tiếp gói khác.

Tuy nhiên nếu trẻ nôn nhiều việc bù nước, điện giải bằng đường uống khó khăn, sẽ gây khó cho gia đình khi bổ sung tại nhà. Do vậy, những trường hợp này nên vào viện để các bác sĩ có thể bổ sung bằng truyền dịch bù nước cho trẻ.

Với các biểu hiện này, các bác sĩ cũng cần phải thăm khám để loại trừ các bệnh lý liên quan đến thần kinh như viêm não, viêm màng não hoặc những bệnh lý liên quan đến các  rối loạn đường ruột như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa…

BS Quý cho biết thêm, để phòng tránh bệnh phụ huynh cần chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt là vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Khu vực nấu ăn tại nhà hay lớp học phải đảm bảo vệ sinh. Nhà ở, lớp học chú ý vệ sinh sạch sẽ, không gian khô ráo, thoáng mát. Chú ý bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Đặc biệt, cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong thời gian qua, dịch bệnh COVID kéo dài, khiến một số trẻ chưa kịp tiêm phòng, do vậy cha mẹ nên tiêm phòng bổ sung cho con để đảm bảo con được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm, giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Theo Ngọc Anh/Sức khỏe đời sống

Tin liên quan

Những điều cha mẹ cần biết để bảo vệ con khỏi bệnh tay chân miệng trong mùa hè cao điểm

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, số ca mắc bệnh tay chân...

Đối đầu với chứng kén ăn của trẻ luôn là trận chiến cam go với ba mẹ và đây chắc...

Khi nói đến thói quen ăn uống, với trẻ mới lớn có thể khó đoán được. Một số ngày con có...

Khi con sốt hoặc cơ thể có nhiệt độ cao, đừng vội vàng lo lắng mà ba mẹ cần thực...

Trẻ em dễ bị tăng nhiệt độ và hay sốt. Nhiệt độ cao rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiệt độ...

Hậu COVID-19 ở trẻ em: Ba mẹ cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn, bác sĩ hướng...

Bác sĩ khuyến cáo những trẻ có tiền sử mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc với người mắc Covid-19, sống trong...

Tự tử ở thanh thiếu niên: Những điều cha mẹ nên biết về các dấu hiệu cảnh báo và cách...

Khi thanh thiếu niên nghe về việc tự tử hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nó chẳng hạn như...

Trẻ biếng ăn, nói 'không' với rau xanh: Cha mẹ nên làm thế nào?

Nếu là cha mẹ, chắc hẳn bạn đã từng rất khó khăn với những đứa trẻ không chịu ăn rau....

Hơn 10 dấu hiệu cho thấy bạn không nên khoan dung với một số loại thực phẩm phổ biến nhưng...

Hãy nhớ rằng không dung nạp thực phẩm và dị ứng thực phẩm không giống nhau. Nói chung, các triệu chứng không dung nạp...

Tin mới nhất

Mẹ chồng 58 tuổi bất ngờ mang thai, muốn tôi làm mẹ của đứa trẻ nhưng tôi từ chối và...

51 phút trước

Chồng chán nản vì sau sinh con, vợ bỗng lười đi làm "chỉ biết ở nhà lướt điện thoại, ăn...

1 giờ trước

Hôn nhân đang trục trặc thì gặp lại người thầy giáo cũ, tôi lập tức ly hôn chồng

1 giờ trước

Nửa đêm đang ngủ với chồng con bỗng nhận được tin nhắn "Anh nhớ em", nhìn số điện thoại gửi...

1 giờ trước

Mừng vì lấy được vợ giám đốc xinh đẹp sau 1 tháng quen, đêm tân hôn bỗng phải chung giường...

2 giờ trước

Mẹ chồng chê tiêu hoang vì nuôi con 3 triệu/tháng, tôi chẳng buồn cãi cố, chỉ làm 1 việc mà...

2 giờ trước

Đến nhà chồng cũ thăm con lại thấy cô bạn thân đang ở đó, câu nói của đứa trẻ khiến...

2 giờ trước

Buổi tối đang ở bên ngoài thì con trai gọi "Bố ơi! mẹ dẫn chú nào về nhà", biết được...

3 giờ trước

Được bà nội cho 2 tỷ làm quà, con trai tôi nói 1 câu khiến bà lập tức ôm tiền...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình