Phụ Nữ Sức Khỏe

Thời điểm tốt để tự khám vú tại nhà

Chị Hoàng Lê Thu (48 tuổi, Hà Nội) có tiền sử gia đình có mẹ đẻ bị ung thư vú. Tuy nhiên, chị bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ. Đến khi tham gia một chương trình sàng lọc ung thư vú - tuyến giáp, chị mới biết bản thân mắc ung thư vú.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Hương, Cố vấn chuyên môn mạng lưới Ung thư vú Việt Nam, thăm khám cho bệnh nhân

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Hương, Cố vấn chuyên môn mạng lưới Ung thư vú Việt Nam, cho biết, trường hợp của chị Thu được biết qua siêu âm sàng lọc, phát hiện ra bên vú phải có đám tổn thương giảm âm không đồng nhất, ranh giới không rõ, kích thước khoảng 25x15x13mm, bên vú trái có nốt giảm âm có hình dạng không đều, kích thước khoảng 7x5 mm. Nghi ngờ bệnh nhân có khả năng mắc ung thư vú, các bác sĩ đã đề nghị chụp X-quang 3D tuyến vú hai bên. 

"Chụp X-quang tuyến vú 3D, ngoài đánh giá các vi vôi hóa rất nhỏ còn có khả năng tái tạo các cấu trúc giải phẫu, giảm tỷ lệ âm tính giả do chồng tuyến ở những phụ nữ nhu mô vú đặc, làm tăng khả năng phát hiện ung thư vú so với phim X-quang thông thường. Qua phim chụp 3D, chúng tôi quan sát rõ đám tổn thương gây biến đổi cấu trúc vú phải làm co kéo nhu mô lân cận của bệnh nhân Hoàng Lê Thu", bác sĩ Thu Hương cho biết.

Chị Thu sau đó được chụp MRI tuyến vú có tiêm thuốc cản quang, hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy các đám - nốt ngấm thuốc tương ứng với tổn thương thấy được trên siêu âm. May mắn cho chị Thu bởi các bác sĩ không quan sát thấy hạch bất thường trên hình ảnh.

Sau khi trao đổi với người bệnh, các bác sĩ quyết định thực hiện can thiệp tuyến vú hai bên dưới hướng dẫn siêu âm, với phương pháp sinh thiết kim lõi. Bác sĩ Thu Hương cho biết, việc lựa chọn phương pháp can thiệp cũng như chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng chẩn đoán đúng, chính xác thể bệnh, giai đoạn cho bệnh nhân. Kết quả giải phẫu bệnh của chị Thu cho thấy, ung thư thể tiểu thùy xâm lấn vú trái và ung thư thể tiểu thùy xâm lấn kèm ung thư biểu mô thể ống tại chỗ vú phải.

Ung thư thể tiểu thùy xâm lấn là kiểu ung thư vú không thường gặp, chiếm khoảng 5% -15% trường hợp mắc ung thư vú, đứng sau ung thư thể ống xâm nhập. Do đặc điểm thể bệnh dương tính với thụ thể nội tiết, phát triển chậm, có tính chất thâm nhiễm nhu mô lân cận, điều này gây khó khăn trong chẩn đoán bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh hơn các thể bệnh ung thư vú khác. Hơn nữa, biểu hiện lâm sàng của thể bệnh này cũng rất mơ hồ, đôi khi chỉ thấy dày nhẹ da vú hoặc lõm xuống.

Tự khám mỗi tháng 1 lần

Qua ca lâm sàng trên, bác sĩ Thu Hương muốn nhấn mạnh vai trò nâng cao nhận thức, khám sàng lọc sức khỏe tuyến vú cho nữ giới. "Theo thống kê Globocan, năm 2020 tỷ lệ mắc ung thư vú vượt cả ung thư phổi, hiện đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc ở cả hai giới, tỷ lệ tử vong đứng số 1 ở nữ giới. Với sự gia tăng mạnh tỷ lệ ung thư vú như hiện nay, các chị em cần trang bị cho mình kiến thức về tự khám vú hằng tháng, khám sàng lọc sức khỏe tuyến vú định kỳ 6 tháng tới 1 năm, không nên chỉ đi khám khi có triệu chứng về tuyến vú vì ung thư vú giai đoạn đầu phần lớn đều diễn tiến hết sức thầm lặng", bác sĩ Thu Hương khuyến cáo.

Với trường hợp của chị Thu, nếu để muộn, bị di căn thì phải điều trị hoá chất toàn thân, mổ cắt bỏ toàn bộ tuyến và nạo vét hạch nách, kết hợp xạ trị thì sẽ có kết quả khả quan.

Đồng thời, bác sĩ Thu Hương cũng nhấn mạnh rằng, ung thư vú là bệnh có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Ngoài đi khám sàng lọc, tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

Theo An Khê/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Số ca mắc Covid-19 tăng vọt

Số ca mắc Covid-19 mới hôm nay tại Việt Nam tăng 1.288 trường hợp so với ngày trước đó.

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao

Trước tình hình dịch phức tạp, Sở Y tế Hà Nội đã tới kiểm tra và yêu cầu các địa...

Mắc bệnh tiểu đường do ăn nhiều cơm trắng? Chuyên gia giải đáp thế nào?

Tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi. Liệu ăn cơm...

Dương tính với nCoV sau khi tiêm mũi nhắc lại

Các chuyên gia khẳng định mũi nhắc lại vaccine Covid-19 không làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

F0 nặng ở bệnh viện tuyến cuối tăng cao: Bác sĩ khuyến cáo người dân nên làm ngay điều này

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, số F0 nặng nhập viện tăng, các chuyên gia khuyến...

Biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 phức tạp

Ban Chỉ đạo Quốc gia Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 dự báo trong thời gian tới dịch bệnh diễn...

13 thứ trong nhà đã hết hạn nhưng nhiều người vẫn vô tư dùng

Chúng ta thường chú ý hạn sử dụng của thực phẩm nhưng lại bỏ qua hạn của các vật dụng...

Tin mới nhất

Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng hay lạnh, nhiều người làm sai khiến món ăn mất chất, 'ngậm' độc tố

12 giờ trước

Cách làm tương đậu phộng ngon đúng điệu, chấm món gì cũng chuẩn vị

12 giờ trước

3 loại quả ngọt mát có sẵn ở Việt Nam là “thuốc trường thọ”: Hạ đường huyết cực tốt lại...

18 giờ trước

1 loại củ ngọt mát được bán rẻ ở chợ Việt nhưng tốt ngang nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ...

18 giờ trước

1 loại quả chua chát bán ở chợ Việt nhưng tốt ngang insulin tự nhiên: Vừa hạ đường huyết, vừa...

18 giờ trước

Không ngờ loại rau này lại tốt ngang 'kem chống nắng tự nhiên', sinh collagen cực kỳ tốt trong mùa...

19 giờ trước

Chuối xanh, chuối chín ăn cả vỏ giàu khoáng chất hơn? Chuyên gia đưa ra quan điểm để không mắc...

21 giờ trước

Ngon nức nở món tàu hũ, nhưng đúng chuẩn phải có thứ này

21 giờ trước

Kết quả bất ngờ khi uống trà xanh lúc làm việc

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình