Phụ Nữ Sức Khỏe

Ngậm que gỗ chơi, bé 3 tuổi bị đâm thủng vòm hầu

Tuyệt đối không để trẻ cầm những vật sắc nhọn, nhất là khi đang đi, chạy vì rất nguy hiểm.

Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị cho hàng trăm bệnh nhi có vết thương phần mềm vùng hàm mặt. Nguyên nhân chủ yếu thường do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,…

Hình ảnh vết rách vòm miệng bệnh nhi Trần Quang B. ẢNh: BVCC

Điển hình là bé trai Trần Quang B (30 tháng tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong trình trạng chảy nhiều máu vòm miệng do bị que gỗ đâm thủng vòm hầu. Khai thác bệnh sử thì được biết, trong lúc đang chơi đùa tại nhà, trẻ cầm que gỗ lên miệng ngậm và bị vấp ngã khiến que gỗ đâm thẳng vào miệng gây rách, thủng vòm hầu, chảy máu nhiều.

Sau tai nạn, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ có: Vết rách vòm miệng mềm bên phải 1cm và bên trái 1,5cm. Vết rách niêm mạc lưỡi gà 1cm. Niêm mạc vòm miệng trầy xước nhiều.

Ngay lập tức trẻ được phẫu thuật cấp cứu, khâu vết rách vòm miệng mềm, cầm máu, điều trị kháng sinh, giảm đau,…Sau phẫu thuật, sức khỏe trẻ ổn định, vết thương lành, trẻ đã có thể ăn uống bình thường và đã được xuất viện.

Vết thương bệnh nhi Đỗ Minh K thời điểm nhập viện. Ảnh: BVCC

Một trường hợp khác là bệnh nhi Đỗ Minh K (8 tuổi, ở Hưng Yên). Trước đó, khi trẻ đang đạp xe đạp trên đường thì không may bị ngã đập mặt xuống nền đất, sau ngã trẻ chảy máu miệng, rách môi. 

Trẻ nhập viện khoa Răng – Hàm – Mặt với vết thương khuyết hổng môi trái ~ 2cm, các bác sĩ đã tiến hành làm sạch, tạo vạt, khâu phục hồi làn môi đỏ theo mốc giải phẫu bằng chỉ Vycryl 5.0. Sau phẫu thuật, trẻ được điều trị kháng sinh, giảm đau, chăm sóc vết thương. Hiện trẻ đã được xuất viện.

Cách sơ cứu vết thương tại nhà cho trẻ

Quanh miệng là khu vực có rất nhiều mạch máu, một vết cắt nhỏ cũng có thể làm chảy rất nhiều máu. Khi thấy trẻ có máu ở miệng, người lớn cần hết sức bình tĩnh để có thể xác định vấn đề, xử trí đúng tình huống và tránh gây hoảng sợ cho trẻ.

Đối với các vết thương phía ngoài miệng hay lưỡi: Làm ướt với nước lạnh một miếng gạc hoặc khăn sạch, đè nhẹ lên chỗ chảy máu khoảng 5-10 phút.

Đối với các vết thương ở trong miệng: Nhẹ nhàng đè chỗ môi bị chảy máu lên phần răng hay nướu của trẻ trong khoảng 5-10 phút hoặc càng lâu càng tốt. Tránh kéo môi trẻ ra kiểm tra thử vì làm như vậy máu sẽ chảy trở lại.

Dùng một túi nước đá hoặc rau củ đông lạnh áp vào chỗ chảy máu. Có thể cho trẻ mút kem lạnh khi vết thương trong miệng không quá lớn.

Chú ý: không rửa vết thương bằng nước muối, nước ấm hoặc cho trẻ súc miệng bằng nước muối, nước ấm vì sẽ làm máu chảy nhiều hơn. Nếu vết thương khiến trẻ đau, khó ăn uống và quấy khóc, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ dùng một ít thuốc giảm đau.

Trẻ bị thương, khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong quá trình tự xử trí vết thương, nếu thấy một trong các trường hợp sau đây, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ:

 

- Chảy máu nhiều, không cầm máu được sau 10 phút.

- Vết cắt sâu, vết rách mở mép hoặc dài hơn 1cm. 

- Có mảnh vỡ hoặc bụi bẩn trong vết thương.

- Vết thương xuyên thủng vòm miệng, cổ họng hoặc a-mi-đan.

- Vết thương gây ra bởi những vật bẩn hoặc gỉ (đinh, dây kẽm gai,…).

- Vết thương do động vật hoặc người có biểu hiện không bình thường cắn.

- Nghi ngờ trẻ có gãy xương.

- Vài ngày đầu sau khi bị thương, trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, đỏ, đau tăng nhiều, sốt).

Cách phòng tránh tai nạn cho trẻ

Nhìn chung, rất khó để trẻ hoàn toàn không bị chấn thương trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, nguy cơ trẻ bị chấn thương sẽ giảm đi nếu cha mẹ, người chăm sóc thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn. 

Các vật sắc, nhọn cần được cất giữ tránh khỏi tầm nhìn và cầm, với của trẻ. Bao bọc các góc sắc xung quanh nơi trẻ hay vận động như góc – mép bàn, mép cửa,…

Không để trẻ ngậm đồ chơi trong miệng, nhất là khi đang đi, chạy.

Hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng cơ bản nhất tránh nguy cơ đối mặt với những tai nạn khi sinh hoạt, vui chơi.

Luôn để trẻ trong tầm quan sát của người chăm sóc, kịp thời phát hiện, loại bỏ nguy cơ gây tai nạn hoặc xử trí nếu có tai nạn xảy ra.

Theo M.H (th)/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Đắp thuốc nam để điều trị rắn cạp nia cắn, bé 10 tuổi nguy kịch, nhiễm độc nặng

Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc tiếp nhận cháu N.D.K. (10 tuổi, trú tại huyện Quỳnh Lưu) trong...

Xót thương hoàn cảnh của 4 chị em mẹ mất, ba bỏ đi: Cô gái 17 tuổi làm chỗ dựa...

Cuộc sống gia đình rơi vào cùng cực, bế tắc, trong một phút giây dại dột người mẹ đã quyết...

Người phụ nữ 60 tuổi lở loét toàn thân sau khi uống thuốc nam trị sỏi thận

Bệnh nhân được chẩn đoán dị ứng thuốc thể hoại tử thượng bì nhiễm độc.

Thêm một công nhân mắc bệnh bụi phổi tử vong ở Nghệ An

Sau thời gian chống chọi với bệnh bụi phổi silic, một công nhân từng làm việc ở Công ty TNHH...

Trong lúc vui đùa, 2 trẻ nhỏ ở Đồng Nai bị chó dại cắn

Hai ngày sau khi cắn 2 trẻ nhỏ, con chó nhà ông H. (Đồng Nai) chết, kết quả xét nghiệm...

Những việc làm đơn giản mọi người nên biết để tránh tiếp tay cho tội phạm lừa đảo

Việc mọi người bất cẩn làm lộ, lọt thông tin cá nhân trên không gian mạng vô tình tạo kẽ...

Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử tràn lan khiến phụ huynh lo lắng

Thời gian qua, vấn nạn học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng...

Tin mới nhất

Những mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà

20 giờ trước

Nghiên cứu sinh Harvard ăn 24 quả trứng mỗi ngày, gây kinh ngạc sau 1 tháng

20 giờ trước

Hậu ly hôn, nữ MC 'đẹp nhất VTV' lần đầu tiết lộ chuyện bị 'theo dõi', khẳng định sẽ bình...

1 ngày 22 giờ trước

Ca sĩ 'lập dị' với cát-xê khủng khiến Quang Lê 'ngả mũ': Trang điểm đậm, ăn mặc lòe loẹt nhưng...

1 ngày 22 giờ trước

Cảnh báo những dấu hiệu của người có hệ miễn dịch kém, tạo cơ hội cho các tế bào K...

1 ngày 22 giờ trước

Tại sao uống trà và ăn bánh quy lại có hại cho sức khỏe?

1 ngày 22 giờ trước

Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày

2 ngày 11 giờ trước

Bác sĩ BV Bạch mai chỉ cách phòng ngừa bệnh viêm kết mạc sau mưa lũ

2 ngày 11 giờ trước

9 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

2 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình