Phụ Nữ Sức Khỏe

Biến thể Omicron có thể gây rối loạn giấc ngủ

Nhiều trường hợp gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ khi nhiễm biến thể Omicron hoặc sau khi đã khỏi bệnh. Nếu tình trạng này không được khắc phục sớm sẽ dẫn tới mất ngủ mãn tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Khi bị nhiễm biến thể Omicron, bạn sẽ cảm thấy sốt, đau nhức cơ thể, ho, đau đầu, thậm chí là mất ngủ. Các chuyên gia thường khuyến cáo rằng nên có một chế độ chăm sóc tốt khi bị nhiễm Covid-19 để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

1. Nhiễm biến thể Omicron gây rối loạn giấc ngủ như thế nào

Nhà miễn dịch học của Đại học Trinity Dublin, Giáo sư Luke O'Neill cho biết rằng: "Đổ mồ hôi ban đêm là một triệu chứng khá phổ biến của biến thể BA.5 Omicron." Điều này thường ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Ngoài ra, một số biểu hiện khác về giấc ngủ cũng được phát hiện như: hoảng loạn khi ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ, thức giấc giữa chừng, khó ngủ,… Một phần lý giải cho tình trạng này cũng có thể do tâm trạng lo lắng khi bị nhiễm bệnh.

Người bệnh nhiễm biến thể Omicron gây đổ mồ hôi vào ban đêm, ngưng thở khi ngủ, thức giấc giữa chừng, khó ngủ (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy rằng virus có thể phá vỡ một số gen trong não liên quan đến việc kiểm soát đồng hồ sinh học của cơ thể, về cơ bản chi phối giấc ngủ và gây ra tình trạng khó ngủ.

Không những trong thời gian bị covid-19, những người sau khi nhiễm bệnh có thể gặp tình trạng mất ngủ do hậu Covid. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, khiến cơ thể mệt mỏi, choáng váng, khả năng làm việc kém,… Đặc biệt, thiếu ngủ mãn tính ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và trao đổi chất.

2. Một số triệu chứng khác liên quan đến biến thể Omicron

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các triệu chứng phổ biến nhất mà Omicron gây ra tương tự như các triệu chứng do các biến thể khác gây ra như:

- Ho, sốt. Tuy nhiên, biến thể Omicron gây ho khan và sốt ít phổ biến hơn so với các biến thể trước đó.

- Nghẹt mũi, khó thở.

- Sổ mũi.

- Đau đầu.

- Viêm họng.

- Đau cơ dường như cũng phổ biến.

Để chẩn đoán chính xác, các bạn nên test nhanh hoặc test PCR. Nếu có kết quả dương tính, nên cách ly bản thân với các thành viên trong gia đình, cộng đồng để tránh lây nhiễm.

Ho, sổ mũi là những triệu chứng phổ biến khi nhiễm biến thể Omicron (Ảnh: Internet)

3. Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ khi nhiễm Omicron

Nếu bạn đang bị nhiễm Covid-19 hoặc đã khỏi nhưng gặp tình trạng mất ngủ, nên có chế độ chăm sóc sức khỏe thật tốt như:

Tập luyện thể thao vào ban ngày: Vận động và tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Không những thế, thể dục thường xuyên cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập như thể dục nhịp điệu, chạy bộ, yoga,… Tuy nhiên, chỉ nên tập từ 15 đến 30 phút mỗi ngày, người đang nhiễm virus nên dành khoảng 10 đến 15 phút để đi bộ hoặc tập yoga, tránh luyện tập quá sức.

Ngủ ít vào buổi trưa: Ngủ trưa sẽ giúp bạn có năng lượng tốt vào buổi chiều, nhưng ngủ quá nhiều sẽ làm mất đi "đồng hồ báo thức giấc ngủ" của bạn, khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Do đó, chỉ nên dành khoảng 15 đến 20 phút để nghỉ trưa.

Đặc biệt, đối với những người nhiễm bệnh thường suy nghĩ nên nghỉ ngơi nhiều để cơ thể khỏe mạnh, ít vận động, nhưng điều này vô tình dẫn tới tình trạng khó ngủ.

- Trước khi ngủ hạn chế dùng thiết bị điện tử vì ánh sáng ở các thiết bị này có thể làm cho cơ thể khó ngủ hơn. Bạn có thể thử một số cách như nghe podcast, thiền, đọc hoặc nghe một cuốn sách trước khi đi ngủ.

Thể dục nhẹ nhàng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn (Ảnh: Internet)

Lựa chọn những thực phẩm tốt cho giấc ngủ: Một số dưỡng chất như melatonin, Magie, Vitamin B, D, E, Canxi, Sắt,… đã được chứng minh có tác dụng tốt cho giấc ngủ.

Những thực phẩm giàu các dưỡng chất trên như ngũ cốc nguyên hạt, trứng, rau có màu xanh lá đậm, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, thịt đỏ,… Ngoài ra, uống trà hoa cúc, hoa oải hương, rễ nữ lang sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Hơn nữa, các bạn nên tắm nắng vào buổi sáng, cung cấp vitamin D cho cơ thể, như vậy hạn chế tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Giữ cho phòng ngủ luôn được thoáng mát, chăn gối sạch sẽ, trước khi ngủ nên đảm bảo không có tiếng ồn.

Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê trước khi ngủ. Tốt nhất, bạn nên hạn chế loại đồ uống này vì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.

4. Một số biện pháp ngăn ngừa Covid-19

Mặc dù có thể cải thiện giấc ngủ bằng những phương pháp trên, nhưng bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh nhiễm Covid-19 là cách tốt nhất. Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng tránh covid-19 các bạn nên:

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.

- Rửa tay, sát khuẩn thường xuyên, nhất là trước khi ăn.

- Hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi,…

- Tiêm phòng là cách bảo vệ bản thân hiệu quả, mặc dù không phòng ngừa hoàn toàn nhưng tỷ lệ mắc bệnh giảm, tránh chuyển nặng khi nhiễm virus.

- Tăng cường miễn dịch bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục, bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất.

Nhìn chung, khi nhiễm biến thể Omicron những cũng các biến thể Covid-19 khác, người bệnh có khả năng gặp các vấn đề về giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu có những biện pháp khắc phục sớm, tình trạng này sẽ được thuyên giảm và cải thiện tốt.

Theo Vân Anh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Yếu sinh lý kiêng ăn gì?

Những "món ruột" của nhiều quý ông như rượu bia, cà phê, thuốc lá... được xem là cản trở sinh...

Đau vùng chậu ở phụ nữ là dấu hiệu bệnh gì?

Đau vùng chậu là triệu chứng phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Ở một số người, đau vùng...

Người đàn ông sốc nhiễm trùng vì hóc xương cá

Bệnh nhân đau bụng, mạch nhanh, huyết áp tụt phải chuyển mổ cấp cứu. Nguyên nhân là một chiếc xương...

Bộ phận “độc nhất vô nhị” của con lợn có thể điều trị nhiều bệnh

Bộ phận này mỗi con lợn chỉ có 1 nhưng rất nhiều người muốn mua vì bổ dưỡng cực kỳ,...

Sai lầm nhiều người mắc phải khi chế biến và ăn tôm

Tôm vốn là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên có những lầm tưởng tai hại trong...

Những điều mẹ bầu cần ghi nhớ khi mang thai lần 2

Dù đã có kinh nghiệm mang thai và sinh con, nhưng mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan khi...

Siêu âm không thấy thận phải, bác sĩ bất ngờ với hình ảnh chụp CT

Bệnh nhân nữ, 45 tuổi có kết quả siêu âm không có thận phải. Bệnh nhân được chỉ định chụp...

Tin mới nhất

Hạt vi nhựa gây béo phì ở trẻ em?

7 giờ trước

Nếu con bạn thường xuyên nói về 3 câu này thì xin chúc mừng, bé sẽ có EQ cực cao

1 ngày 3 giờ trước

Sống trong căn hộ 200m2, mỗi tháng Phi Thanh Vân đầu tư ngần này tiền cho việc giáo dục con:...

1 ngày 3 giờ trước

Bức ảnh cô bé được khen "tiểu Kim Tae Hee" gây sốt: Thì ra là con của cặp sao Việt...

1 ngày 3 giờ trước

Những năm về già, dù thương yêu đến đâu cũng phải "dửng dưng" 3 điều này với con cái

1 ngày 3 giờ trước

Bé 13 tháng tuổi có chỉ số men gan tăng, bác sĩ chỉ ra một việc làm của nhiều cha...

1 ngày 11 giờ trước

Những hành động này của cha mẹ giúp trẻ nâng cao trí tuệ cảm xúc, dễ thành công trong đời

1 ngày 12 giờ trước

Đứa trẻ sau này có thành công hay không, nhìn từ 4 chi tiết bố mẹ đón con tan học...

2 ngày 12 giờ trước

Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy giữa cha mẹ với con cái?

25/03/2024 17:04

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình