Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ dặn 5 việc không nên làm trước và sau khi trẻ tiêm vắc xin nCoV: An toàn là trên hết

Hiện nay, việc tiêm phòng nCoV cho trẻ đang được tiến hành ở nhiều tỉnh thành. Các bậc phụ huynh có chung tâm lý lo lắng khi con em mình tiêm ngừa, vậy cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ?

2 điều không nên làm trước khi tiêm vắc xin cho trẻ như sau:

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi đưa con đi tiêm

Vì lo lắng cơ thể của con mình có thể phản ứng mạnh với vắc xin, nhiều bố đã cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc nước tía tô để phòng ngừa sốt trước khi tiêm chủng.

Thế nhưng theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, đây là việc làm không cần thiết.

Chuyên gia này giải thích, cũng giống như người lớn, trẻ em sau khi tiêm vắc xin có thể gặp một số phản ứng ở mức độ nhẹ như sốt, sưng đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu... Đây là những phản ứng bình thường khi vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Vì thế, việc dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt trước khi tiêm vắc xin để ngăn ngừa các tác dụng phụ sau tiêm chủng không được khuyến cáo.

Cho trẻ uống nước tía tô trước khi đi tiêm

Bác sĩ Chính cho biết, theo y học cổ truyền, tía tô là loại dược liệu có tác dụng hạ sốt, giúp giảm đau, giải độc, vã mồ hôi, hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa.

Thế nhưng chưa có tài liệu chính thống nào đề cập về tác dụng phòng ngừa phản ứng phụ sau tiêm vắc xin của tía tô, cũng như chưa có khuyến cáo nào từ các chuyên gia là nên cho trẻ uống nước tía tô trước khi tiêm chủng.

Hơn nữa, nếu uống quá nhiều nước tía tô sẽ gây đầy hơi, chướng bụng và một số tác dụng không mong muốn khác có thể xảy ra cho trẻ.

 

3 điều không nên làm sau khi tiêm vắc xin cho trẻ bao gồm

Không theo dõi kỹ sau khi trẻ được tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin xong, nhiều bố mẹ cho con mình về nhà luôn mà không theo dõi kỹ các phản ứng.

Mặc dù hầu hết phản ứng ở trẻ sau tiêm chủng đều ở mức độ nhẹ, một số ít ở mức độ vừa, nhưng vẫn có một số trường hợp trẻ phản ứng ở mức độ nặng (phản ứng phản vệ), dù rất hiếm, thế nhưng cũng không được chủ quan.

Bởi khi trẻ bị phản vệ sau tiêm vắc xin từ độ II trở lên, nếu không được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời, có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy theo Bác sĩ Chính, sau khi tiêm trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau khi tiêm. Đặc biệt cần theo dõi trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng.

Bôi đắp lên vết tiêm khi thấy biểu hiện sưng đỏ

Nhiều người dùng các loại thuốc, lá cây, thậm chí lòng trắng trứng bôi, đắp lên vết tiêm khi thấy có biểu hiện sưng đỏ. Thế nhưng đây cũng chỉ là phản ứng phụ thông thường của vắc xin.

Bác sĩ Chính khuyến cáo, không được tự ý bôi hoặc đắp các thứ lên vết tiêm. Bởi vì điều này có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể trẻ, gây nên nhiễm trùng vết tiêm, thậm chí là bội nhiễm, từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

"Khi vết tiêm sưng, đỏ, cha mẹ có thể chườm mát để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ. Nếu như thấy bé đau quá, có thể sử dụng thuốc giảm đau (paracetamol) sau khi đã xin ý kiến của bác sĩ. Khi bế trẻ cần tránh chạm vào vết tiêm của con", bác sĩ Chính khuyến cáo.

Vận động mạnh, hoạt động thể thao quá mức sau khi tiêm

Ít nhất trong 3 ngày sau tiêm vắc xin cho trẻ, cha mẹ, người giám hộ, thầy cô giáo cần yêu cầu trẻ tránh vận động mạnh và hoạt động thể thao cường độ cao

PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng ban điều hành chương trình Tiêm chủng mở rộng cảnh báo: “Sau tiêm, các bé hoạt động mạnh sẽ tăng thêm áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không may trẻ gặp phản ứng phụ này. Theo các số liệu thống kê tới nay, viêm cơ tim xảy ra nhiều hơn ở mũi thứ 2 và xảy ra ở bé trai nhiều hơn trẻ gái”.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

2 thực phẩm không ngọt nhưng khiến đường huyết tăng vọt: Ai bị tiểu đường càng phải biết

Khi bị tiểu đường, chúng ta cần đặc biệt chú trọng tới chế độ dinh dưỡng. Bởi lẽ nếu không...

7 dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang suy yếu, không muốn ốm đau bệnh tật thì...

Những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ cơ thể của bạn đang dần dần bị suy yếu, nên đi kiểm...

Nốt ruồi có 5 đặc điểm bất thường cảnh báo u ác tính đang phát triển, chớ dại chủ quan

Khi thấy nốt ruồi có những sự thay đổi bất thường như to lên, đổi màu... bạn nên đi kiểm...

7 loại nước lá tắm hết dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa: Trời lạnh ai ngứa ngáy nên dùng...

Thời tiết lạnh giá là nỗi ám ảnh của nhiều người dễ bị dị ứng, nổi mày đay. Hãy thử...

Cô gái 29t bị nhồi máu não do mê ăn 1 loại trái cây: 3 loại quả ngon nhưng không...

Ngoài thói quen sinh hoạt, một chế độ ăn uống không lành mạnh đã khiến cô gái bị đổ bệnh...

6 sai lầm khi ăn lẩu có thể gây nguy hại cho sức khỏe, nhiều người sai thường xuyên mà...

Lẩu là món ăn được khá nhiều người Việt ưa thích. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn đang mắc phải...

4 thói quen ăn sáng làm suy giảm hệ miễn dịch, rút ngắn tuổi thọ của bạn, chỉ cần 1...

Những thói quen ăn sáng dưới đây khiến cho sức đề kháng của bạn bị suy giảm, dễ gây bệnh...

Tin mới nhất

Nhà trai kì kèo sính lễ, bố em rung đùi nói 7 từ khiến họ vung tiền tỷ tặng con...

1 giờ trước

Bố chồng lên thăm con dâu đẻ lúc về để lại 1 phong bì, mở ra tôi rơm rớm nước...

2 giờ trước

Cuối đời, tôi di chúc căn nhà 6 tỷ cho cô bán rau củ hiếm muộn dù người thân bất...

2 giờ trước

Nhìn chồng ngoại tình 3 năm nay tôi chẳng dám ly hôn vì 70 triệu anh đưa mỗi tháng

2 giờ trước

Về quê giỗ bố, nửa đêm nghe lời chị chồng nói mà tôi ứa nước mắt

2 giờ trước

Chồng đi vắng, tôi trượt chân ngã phải đi khám thai một mình thì sững người thấy anh bế đứa...

3 giờ trước

Em trai cưới mà mẹ chồng bắt chúng tôi góp tiền, nhận được tin nhắn tôi lập tức đưa 50...

3 giờ trước

Con ngang bướng, tôi than thở với mẹ chồng, bà kể quá khứ của chồng khiến tôi sợ tái mặt

3 giờ trước

Dốc hết gia tài cho con trai cưới vợ, sau cưới nghe con dâu nói một câu tôi tức tím...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình