Những triệu chứng cảnh báo vấn đề về tử cung

1. Da xỉn màu

Phụ nữ có tử cung khỏe mạnh da thường hồng hào. Một trong những lý do quan trọng khiến phụ nữ thường có tuổi thọ trung bình lớn hơn nam giới là do có thể loại bỏ độc tố cơ thể thông qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Nhưng khi tử cung không khỏe mạnh, phụ nữ dễ gặp phải các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt. Độc tố trong cơ thể không kịp thời đào thải và dễ tích tụ gây ra các hiện tượng như nám da, vàng da thậm chí da thâm sạm, nhiều nếp nhăn.

Ảnh minh họa

Đau bụng dưới trước và sau kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường thấy ở nhiều phụ nữ do sự thay đổi estrogen trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện trong thời gian dài, chị em cần cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến tử cung.

Vị trí của tử cung chủ yếu nằm ở trung tâm vùng bụng dưới nên nếu đau bụng dưới dữ dội thành từng cơn ngắn và xuất hiện trong thời gian dài thì có khả năng cao liên quan đến u xơ tử cung hoặc thậm chí là ung thư. Bởi lúc này, các khối u phát triển, xâm lấn các dây thần kinh và mô xung quanh mang có thể đến cảm giác đau đớn.

Ảnh minh họa

Phụ nữ có buồng trứng trưởng thành sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Do buồng trứng tiết ra estrogen, hormone sinh dục có tính chất chu kỳ nên kỳ kinh nguyệt sẽ rất ổn định. Trong trường hợp sức khỏe bình thường, chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày và kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Đôi khi chu kỳ kinh nguyệt bị chậm một vài ngày do bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thường chỉ có kinh nguyệt 3 đến 4 tháng một lần hoặc hai đến ba lần một tháng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về tử cung. Cùng với đó, phụ nữ có tử cung không khỏe mạnh cũng có lượng kinh nguyệt nhiều hơn người bình thường, dễ xuất hiện triệu chứng xanh xao, mệt mỏi do khí huyết thiếu hụt.

4. Dễ bị táo bón

Vì tử cung và trực tràng nằm gần nhau nên khi tử cung không khỏe mạnh sẽ dễ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi phụ nữ bị táo bón lâu ngày, không những nên kiểm tra các vấn đề liên quan đến chức năng tiêu hóa mà còn nên xem xét sức khỏe tử cung.

Với những người thường xuyên táo bón hoặc sau khi đã điều chỉnh lối sống, thói quen nhưng vẫn gặp tình trạng này thì nên kiểm tra các vấn đề về tử cung.

Làm gì để bảo vệ sức khỏe tử cung

1. Khám sức khỏe định kỳ

Cần xây dựng thói quen tốt là khám sức khỏe định kỳ có thể đảm bảo phát hiện sớm và chính xác những vấn đề tử cung. Thông qua công nghệ y tế hiện đại, những tổn thương sẽ sớm được phát hiện và điều trị.

Chị em phụ nữ cần duy trì một lối sống, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh về tử cung một cách hiệu quả. Không quan hệ tình dục quá sớm, tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục và chú ý vệ sinh cá nhân sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tử cung.

3. Hạn chế sử dụng thực phẩm chức năng thay đổi nội tiết tố

Nhiều thực phẩm chức năng thay đổi nội tiết tố với một số công dụng như tăng kích thước vòng 1, đẹp da... được nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Tuy nhiên việc hấp thụ những hormone ngoại sinh này có thể gây ra sự phát triển bất thường của mô cổ tử cung dễ dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ

Chính vì vậy, khi sử dụng những thực phẩm chức năng cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.